Bài 12. Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Ninh
Xem chi tiết
Phương Pham
7 tháng 10 2017 lúc 12:05

Nghành chế biến lương thực,thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn và phân bố khắp cả nước bởi:\(\)

-Dân số ngày càng tăng,nhu cầu dinh dưỡng ngày càng nhiều

Thư Soobin
7 tháng 10 2017 lúc 20:27

Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất và phân bố rộng khắp cả nước vì

+ Đây là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

+ Dân số nước ta dồi dào và ngày càng tăng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao --> thị trường tiêu thụ tốt

Chúc bạn học tốt!

Thị Thanh Nữ Huỳnh
1 tháng 10 2018 lúc 21:58

cũng ko nhớ rõ nữa

do : có nguồn nguyên liệu dồi dào

nước ta là 1 nước nông nghiệp

Phạm Ninh
Xem chi tiết
Thư Soobin
7 tháng 10 2017 lúc 20:24

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

- Vị trí địa lí

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Khoáng sản

+ Khí hậu, nước

+ Đất, rừng và biển

- Kinh tế - xã hội

+ Dân cư và lao động

+ Thị trường

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở VCKT

+ Tiến bộ khoa học - kĩ thuật

+ Đường lối, chính sách

Ví dụ bạn tự cho nha!

Chúc bạn học tốt!

Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 13:03

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố công nghiệp

- Các nhân tố tự nhiên:

+ Khoáng sản (nhiên liệu, kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng)

+ Thủy năng của sông suối

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển

- Các nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Dân cư và lao động

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

+ Chính sách phát triển công nghiệp

+ Thị trường

Đào Quốc Huy
Xem chi tiết
Cuồng Vkook
Xem chi tiết
Pham Kien
Xem chi tiết
thuongnguyen
16 tháng 10 2017 lúc 18:12

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì đây là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

Ngành có thế mạnh lâu dài

* Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú

- Nguyên liệu từ ngành trồng trọt:

+ Lúa: diện tích hơn 7,3 triệu ha (năm 2005), sản lượng khoảng 36 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xay xát.

+ Cây công nghiệp (lâu năm và hàng năm): Mía: 28 - 30 vạn ha; chè: 10 - 12 vạn ha; cà phê: gần 50 vạn ha. Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗcho công nghiệp mía đường, chế biến chè, cà phê,...

+ Rau (trên 500 nghìn ha), đậu các loại (trên 200 nghìn ha), cây ăn quả, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, hoa quả.

- Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi:

+ Chăn nuôi lấy thịt: lợn (hơn 27 triệu con, năm 2005); gia cầm: khoảng 220 triệu con; bò: 5,5 triệu con,...

+ Chăn nuôi lấy trứng, sữa (gia cầm, bò).

+ Là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi.

- Nguyên liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

+ Diện tích mặt nước rộng, có thể nuôi nhiều loại thủy sản.

+ Đường bờ biển dài (3.260km) với nhiều bãi cá, bãi tôm.

+ Sản lượng thủy sản khai thác đạt: 1.987,9 nghìn tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng: 1.478,0 nghìn tấn (năm 2005).

+ Là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thủy, hải sản.

* Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Nhu cầu về các sản phẩm của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở các nước ngày càng tăng, đã thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp này.

- Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, rau quả chế biến, cá tôm đông lạnh,... của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực. Thị trường này rất rộng lớn, đa dạng, tạo điều kiện đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

* Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển khá mạnh

- Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ra đời từ lâu và đã có cơ sở sản xuất nhất định.

- Các nhà máy, xí nghiệp lớn tập trung ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) hoặc ở các vùng nguyên liệu.

* Mang lại hiệu quả kinh tế cao

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh.

- Hiệu quả kinh tế của ngành này thể hiện ở chỗ:

+ Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước.

+ Sản lượng một số sản phẩm chính: khoảng 39 triệu tấn gạo, ngô/năm; khoảng 1 triệu tấn đường/năm; 12 vạn tấn chè (búp khô); 80 vạn tấn cà phê nhân; 160 - 220 triệu lít rượu, 1,3 - 1,4 tỉ lít bia; 300 - 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát; 190 - 200 triệu lít nước mắm,...

+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

-Giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi.

* Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

-Đối với các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như: nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), ngư nghiệp.

-Đối với các ngành khác (dịch vụ,...).


Trương Uyển Nhi
Xem chi tiết
Mộc Thiên
17 tháng 10 2017 lúc 22:16

công nghiệp khai thác nhiên liệu nước ta phân bố chủ yếu ở : QNinh , dầu khí ,....
vì cơ cấu ngành khai thác nhiên liệu: than và dầu khí nên sẽ tập trung chủ yếu ở các vùng có tiềm năng về than và dầu khí như các khu vực nêu trên

Vợ Taehyung
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
19 tháng 10 2017 lúc 22:08

I. Các nhân tố tự nhiên
1. Tài nguyên đất
– Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
– Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
-> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
– Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất

2. Tài nguyên khí hậu
– Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng do vị trí và sự đa dạng về địa hình (bắc-năm, theo mùa và độ cao) tạo nên các kiểu khí hậu đặc trưng khá phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau.
Ví dụ: Khí hậu mùa đông lạnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thích hợp với cây vụ đông.
– Khí hậu ôn đới núi cao.
– Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng: Bão, sương muối, rét đậm….

3. Tài nguyên nước
– Nước tưới rất quan trọng đối với nông nghiệp.
– Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều rất thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp.
– Lượng mưa trung bình đạt 1500 – 2500 mm/năm
+ Hạn chế: Lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô

4. Tài nguyên sinh vật
– Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt.

II. Các nhân tố kinh tế – xã hội
1. Dân cư và nguồn lao động
– Sản xuất rất cần có lao động và đây cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm
– Nước ta có hơn 80 triệu dân trong đó có tới 58,4% trong độ tuổi lao động, đây là lực lượng lao động dối dào cho phát triển nông nghiệp
– Lao động Việt Nam giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, cần cù sáng tạo và tiếp thu KHKT nhanh

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
– Đang dần được hoàn thiện, các cơ sở phục vụ chăn nuôi, trồng trọt đang phát triển và phân bố rộng khắp, nhất là các vùng chuyên canh.
– Hình thành hệ thống thủy lợi, kênh mương với các thiết bị tưới tiêu hiện đại.

Hình 7.2. Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp, lop 9

Hình 7.2. Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp

3. Chính sách phát triển nông nghiệp
+ Trước 1986: làm ăn theo lối chung, tập thể, hợp tác xã.
+ Sau 1986: Tư nhân hóa, có nhiều chính sách khuyến nông hợp lý, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại hướng ra xuất khẩu.

4. Thị trường trong và ngoài nước
– Thúc đẩy mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động, thực hiện trao đổi là nhu cầu của thị trường
– Tác động trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu cây trồng và sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường
– Biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng đến người sản xuất.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 24 SGK Địa lý 9) Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta.
Các em xem tại đây!

? (trang 25 SGK Địa lý 9) Hãy kể tên một số loại rau, quả đặc trưng theo mùa hoặc tiêu biểu theo địa phương.

? (trang 25 SGK Địa lý 9) Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta.

? (trang 26 SGK Địa lý 9) Kể tên một số cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp để minh họa rõ hơn sơ đồ hình 7.2 (trang 26 SGK Địa lý 9).

? (trang 27 SGK Địa lý 9) Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
– Đất đai:
+ Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit.
+ Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,…), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, đỗ tương,…
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
– Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
+ Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
+ Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
– Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, nhất là các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Mùa khô, nước sông kiệt, thiếu nước tưới.
– Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

? (trang 27 SGK Địa lý 9) Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp.
+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.
+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.
+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.
+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.

huyền
19 tháng 10 2017 lúc 22:29

Bạn tham khảo:

*Sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp nước ta:

*Ngành trồng trọt:

1)Cây lương thực

-Lúa là cây lương thực chính

-Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông hồng ,đồng bằng sông cửu long ,các dải đồng bằng miền trung

2)Cây công nghiệp

-Việc trồng cây công nghiệp được đẩy mạnh

-Phân bố hầu hết trên khắp 7 vùng sinh thái nông nghiệp .Nhưng tập chung chủ yếu ở tây nguyên và đông nam bộ

3)Cây ăn quả

-Nước ta có nhiều tiềm năng tự nhiên phát triển cây ăn quả .Các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

-Đông nam bộ ,đồng bằng sông cửu long là vùng trồng cây ăn lớn nhất nước ta

*Ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi phát triển tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp .Hiện nay chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng

1)Chăn nuôi trâu bò

-Chủ yếu ở vùng trung du và mền núi :để lấy sức kéo

-Hiện nay chăn nuôi bò đang phát triển ở ven các thành phố lớn

2)Chăn nuôi lợn

-Số lượng đàn phát triển nhanh chóng

-Tập chung chủ yếu ở 2 đồng bằng châu thổ: Nơi có nhiều lương thực và đông dân

3)Chăn nuôi gia cầm

-Việc chăn nuôi phát triển nhanh ở đồng bằng.

hwang eunbi
Xem chi tiết
Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 13:04

Các ngành công nghiệp trọng điểm

- Công nghiệp nhiên liệu

- Công nghiệp điện

- Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu

Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 13:08

Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Công nghiệp cơ khí và điện tử

- Công nghiệp dầu khí, điện, hóa chất và sản xuất vật liệu xây dựng

hwang eunbi
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
22 tháng 10 2017 lúc 21:14

Các ngành công nghiệp trọng điểm:

1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.

2. Công nghiệp điện.

3. Công nghiệp cơ khí - điện tử

4. Công nghiệp hoá chất

5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
6. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

7. Công nghiệp dệt may

Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 12:57

Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta

- Công nghiệp điện

- Công nghiệp dệt may

- Công nghiệp lương thực - thực phẩm

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu

Thư Soobin
23 tháng 10 2017 lúc 13:08

Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Công nghiệp cơ khí và điện tử

- Công nghiệp dầu khí, điện, hóa chất và sản xuất vật liệu xây dựng

Nhung Mai
Xem chi tiết
Thư Soobin
24 tháng 10 2017 lúc 17:37

Đặc điểm phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với cơ cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.