Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
14 tháng 10 2016 lúc 20:34

Dựa vào mục 1, SGK để trả lời. Nêu rõ việc Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy quân đội, tiến đánh Cham-pa. đặc biệt là chủ động tiến công châu Ung, châu Khâm và châu Liêm để tự vệ với phương châm "ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc"
 

Thành Lê
16 tháng 10 2016 lúc 8:20

Dựa vào mục 1, SGK để trả lời. Nêu rõ việc Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy quân đội, tiến đánh Cham-pa. đặc biệt là chủ động tiến công châu Ung, châu Khâm và châu Liêm để tự vệ với phương châm "ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc".

 

Hà Phương Trần
23 tháng 10 2018 lúc 19:38

Dựa vào mục 1, SGK để trả lời. Nêu rõ việc Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy quân đội, tiến đánh Cham-pa. đặc biệt là chủ động tiến công châu Ung, châu Khâm và châu Liêm để tự vệ với phương châm "ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc"
tick mkyeu

Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
14 tháng 10 2016 lúc 20:49

Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa :
- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
- "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.

Trần Việt Linh
14 tháng 10 2016 lúc 20:49

Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa :
- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
- "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.

Nguyễn Huy Tú
14 tháng 10 2016 lúc 21:05

- Có ý nghĩa là tiến đánh các châu quan trọng, nơi tập trung nhiều lương thực, vũ khí rồi sau đó nhanh chóng rút về nước để đánh tan âm mưu xâm lược của nhà Tống.

=> Đó là 1 chủ chương rất độc dáo, sáng tạo tiến công để tự vệ chứ không phải là tiến công để xâm lược.

Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Phương Trâm
15 tháng 10 2016 lúc 20:27

Câu 1: 

  Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc 
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch. 
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch. 

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao. 
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
Câu 2: a) Nguyên nhân thắng lợi -Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều. -Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc. - Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt. - Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động... b) Ý nghĩa lịch sử - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao. - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

   
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
15 tháng 10 2016 lúc 21:08

- Củng cố nền độc lập của đất nước.
- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- Là một trong những trận đánh lớn trong lịch sử nước ta.
 

Thanh Sơn Trương
16 tháng 10 2016 lúc 21:41

- Nêu cao ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm 

- Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta

- Đây là một trong những trận đánh quyết liệt của nước ta

 

Bình Trần Thị
15 tháng 10 2016 lúc 22:48

- Củng cố nền độc lập của đất nước.
- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- Là một trong những trận đánh lớn trong lịch sử nước ta.

Võ Huỳnh Mai
Xem chi tiết
doan truc van
17 tháng 10 2016 lúc 21:29

2.

-ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước,chặn thế mạnh của giặc.

-tấn công quyết liệt.

-đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.

-sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.

-vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

doan truc van
17 tháng 10 2016 lúc 21:35

3.do thổ quân các châu vội hàng trước đại quân Tống.quân tiên phong không giữ nổi các ải.cuối cùng là nhờ phòng tuyến sông Cầu kéo đặt,và thủy quân ta mạnh nên Lý Thường Kiệt đã ngăn cản đc sức tiến công quyết liệt của Tống quân.

cần giảng hòa để tránh thiệt hại,giữ đc đất đai do tù trưởng ở các châu miền núi theo Tống,đề phòng quân Chân Lạp hoặc Cham-pa từ phía Nam đánh lên.

thu nguyen
7 tháng 12 2016 lúc 20:48

2.Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa

Nguyễn Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Triệu Thị Thúy Hân
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
18 tháng 10 2016 lúc 20:12

1.

Dựa vào những nguồn tin tình báo tin cậy thu được từ phía địch, bằng sự phân tích, đánh giá khoa học, Lý Thường Kiệt xác định quân Tống sẽ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta bằng cả lực lượng bộ binh – kỵ binh và thủy binh. Trong đó, bộ binh – kỵ binh hành binh theo hướng chủ yếu, là lực lượng quyết định trong những đợt tiến công xâm lược. Thủy binh chỉ là lực lượng phối hợp nhằm hiệp đồng với bộ binh-kỵ binh trong những cuộc vượt sông để tiến sâu vào Đại Việt. Con đường chính để bộ binh – kỵ binh địch tiến vào nước ta một cách thuận lợi nhất là qua Bằng Tường vào Lạng Sơn rồi theo lưu vực sông Thương và vượt qua sông Cầu vào Thăng Long. Hai con đường khác, không thuận lợi bằng, địch có thể sử dụng là từ trại Thái Bình (Ung Châu) vào Lạng Châu (Lạng Sơn, Bắc Giang) rồi cũng phải qua sông Cầu vào Thăng Long; một đường khác là từ trại Ôn Nhuận (thuộc đạo Hữu Giang) vào vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, rồi xuống Thăng Long. Xét về thời gian, thì hành binh trên hai con đường này, địch phải mất nhiều thời gian hơn vì địa thế khó khăn, núi non hiểm trở, không thuận lợi bằng con đường chính. Còn đường thủy để thủy binh địch tiến vào nước ta là từ Khâm Châu, thuyền đi theo hướng tây- nam đến Châu Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh), sau đó  theo sông Đông Kinh vào cửa Bạch Đằng lên Vạn Xuân rồi đến Thăng Long.

Về chọn địa hình lập phòng tuyến. Căn cứ vào tình hình địch, Lý Thường Kiệt không lập phòng tuyến ở sát biên giới mà là ở bờ nam sông Cầu, nơi  từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu về xuôi, tức sông Như Nguyệt. Đây là nơi có địa hình tự nhiên lý tưởng cho việc xây dựng phòng tuyến để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra. Nó được xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng Đa Phúc), chủ yếu là từ ngã ba sông Cà Lồ – sông Cầu đến Vạn Xuân (Phả Lại). Trên đoạn sông này có nhiều chỗ địa thế hiểm trở, đó là những chỗ núi ăn sát bờ sông như núi Nhan Biền hoặc nơi có rừng cây um tùm, qua lại rất khó khăn. ở những chỗ đó, quân và dân Đại Việt không nhất thiết phải đắp lũy, dựng bãi chướng ngại mà có thể tận dụng địa hình để bảo vệ phòng tuyến và ngăn chặn quân địch vượt sông. Phòng tuyến được tập trung xây dựng ở những bến đò, đường giao thông, nơi quân địch có khả năng vượt sông, quan trọng nhất là các địa điểm Như Nguyệt, Thị Cầu, Vạn Xuân – nơi có những bến đò và con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông Như Nguyệt tiến về Thăng Long. Những nơi này, Lý Thường Kiệt cho đắp chiến lũy dọc bờ sông. Phía ngoài lũy, giáp mặt sông, ông sai đóng cọc tre làm giậu dày mấy tầng. Dưới bãi sông bố trí những hầm chông ngầm. Sông rộng, lũy cao, giậu tre dày, ... tất cả những kiến trúc tự nhiên và nhân tạo đó được tổ chức lại, kết hợp với nhau tạo thành một phòng tuyến kiên cố.

2.

Diễn biến:- Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta- Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng. -Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi. Kết quả:- Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Ý nghĩa:- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.3.

Gạch nền: được phục nguyên từ một mảnh gạch nhỏ. Hoa văn hoa sen trên gạch cho thấy truyền thống trang trí hoa sen trong mỹ thuật Việt Nam có nguồn gốc rất lâu đời mà ngay từ thời Đinh - Thời đại độc lập đầu tiên của Việt Nam đă từng sử dụng.

Tượng chim: có hình dạng một con vịt ngồi xếp cánh, đầu quay về phía sau. Tượng bị găy đầu và được phục nguyên lại. Đây là loại tượng chim được trang trí trên các công trình kiến trúc thời đầu độc lập. Từ thế kỷ XI, tưng chim được chế tác đứng trên ngói bò làm vật trang trí trên nóc cung điện với trình độ mỹ thuật cao hơn, đẹp hơn (Xem hình số 26), sau TK XV, ít thấy loại tượng này.

 

 

 

Tiền “Thái Bình Hưng Bảo”: hình tròn lỗ vuông, có gờ viền mép và viền lỗ ở cả 2 mặt. Mặt tiền 4 chữ Hán     “ Thái Bình Hưng Bảo” đọc trên xuống, bên phải qua. Lưng tiền 1 chữ Hán  “ Đinh” nằm ở cạnh dưới lỗ vuông. Chữ “Đinh” chính là quốc tính, họ của vua nước Đại Cồ Việt: Đinh Bộ Lĩnh. Tiền “Thái Bình Hưng Bảo” chính là biểu hiện của ý chí độc lập được đúc kết lại sau hơn 1.000 năm lệ thuộc vào phong kiến Trung Quốc.

Tiền “Thiên Phúc trấn bảo”: hình tròn lỗ vuông, có gờ viền mép và viền lỗ ở cả 2 mặt. Mặt tiền 4 chữ Hán    “Thiên Phúc Trấn Bảo” đọc trên xuống, bên phải qua. Lưng tiền 1 chữ Hán  “ Lê” đối lưng với chữ  Thiên. Chữ “Lê” chính là quốc tính, họ của vua nước Đại Cồ Việt: Lê Hoàn.

Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn được triều thần suy tôn làm vua, lập ra nhà Lý. Tiếp nối sự nghiệp độc lập, năm 1010, nhà Lý dời đô về La Thành (Hà Nội ngày nay) và đổi tên kinh đô là Thăng Long. Năm 1054 Lý Thánh Tông khẳng định tên nước là Đại Việt.

 Dưới thời Lý, song song với việc xây dựng hoàng thành Thăng Long, công cuộc tổ chức và kiến tạo đất nước được đẩy mạnh: nhà Lý chia nước làm nhiều lộ và phủ (đơn vị như tỉnh ngày nay), ban hành bộ Hình thư (1042), hoàn chỉnh quan lại theo hệ thống cửu phẩm (1089) và các tăng quan, định quân hiệu hoàn thiện quân chính quy, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (nhà nước có việc thì ra làm lính, bình thường ở nhà làm ruộng), đắp đê Cơ Xá hình thành hệ thống đê điều thành Thăng Long, có nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Về ngoại thương năm 1149 lập thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay) buôn bán với nước ngoài. Thuyền buôn các nước trong khu vực như Tiêm La (Thái Lan), Trảo Oa (Java - Indonesia), Lộ Lạc (Sarawak? - Malaysia) đều đã đến đây trao đổi hàng hóa... Về giáo dục, năm 1070 xây dựng Văn miếu thờ Khổng Tử, xác định ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo- Trung quốc. Năm 1075 nhà Lý mở khoa thi đầu tiên lấy người làm quan và từ đó về sau định kỳ tổ chức các kỳ thi chọn nhân tài. Năm 1076 mở Quốc tử giám - trường đào tạo con em của triều đình. Về văn hóa nghệ thuật: ca múa nhạc, lễ hội, sáng tác thơ văn, sáng tạo chữ Nôm, điêu khắc, kiến trúc… đồng loạt phát triển rực rỡ trong đó tiêu biểu nhất là cụm kiến trúc hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột (1049) và nghệ thuật múa rối nước... Về an ninh quốc phòng giữ vững biên giới phía Bắc và mở rộng lănh thổ về phía Nam. Năm 1171, Lý Anh Tông cho vẽ quyển địa đồ đầu tiên của Đại Việt [40, tr.104].

 
Mạnh
Xem chi tiết
doan truc van
17 tháng 10 2016 lúc 21:16

-ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước,chặn thế mạnh của giặc

-tấn công quyết liệt.

-đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tấn công.

-sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.

-vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

~~good luck to you~~

Bình Trần Thị
19 tháng 10 2016 lúc 19:36

Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

Nguyễn Thị Kim Loan
19 tháng 10 2016 lúc 20:37

Tan cog truoc de phong ve 

Khuyến khích binh lính làm suy yếu kẻ thù đọc bài Nam quốc son ha

Kết thúc chiến tranh bang giang hòa

Cậu Bé Ngu Ngơ
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
19 tháng 10 2016 lúc 12:45

Hãy viết tiếp các ý sau về tình hình nhà Tống nửa cuối thế kỉ XI

- Tài chính trong nước : Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập

- Nội bộ triều đình : Mâu thuẫn

- Đời sống nhân dân : Bị đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh

- Tình hình biên cương : Thường xuyên bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu

Ngô Châu Bảo Oanh
17 tháng 10 2016 lúc 20:32

??

Lê Quỳnh Trang
18 tháng 10 2016 lúc 20:07

????????????????????????????????//

ncjocsnoev
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
18 tháng 10 2016 lúc 20:04

1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc. 
2. Tấn công quyết liệt. 
3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công. 
4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực. 
5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

Lê Quỳnh Trang
18 tháng 10 2016 lúc 20:06

Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc 
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch. 
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch. 

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao. 
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

Lê Quỳnh Trang
18 tháng 10 2016 lúc 20:06

Tóm tắt :

1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc. 
2. Tấn công quyết liệt. 
3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công. 
4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực. 
5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.