Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á

thanh1
Xem chi tiết
Đâu Đủ Tư Cách
11 tháng 12 2017 lúc 21:37
1.Vị trí địa lí - Phần lớn châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên xích đạo - Tiếp giáp: + Phía Bắc: Đại Trung Hải . + Phía Tây: Đại Tây Dương + Phía Đông Bắc: biển Đỏ + Phía Đông Nam: Ấn Độ Dương . 2. Địa hình và khoáng sản a. Hình dạng châu Phi có dạng hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, có rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo. b. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là một khối sơn nguyên lớn. c. Khoáng sản phong phú, gồm nhiều loại kim loại quý hiếm( vàng, kim cương, uranium..). d.Khí hậu châu phi nóng và khô nhất thế giới
Bình luận (0)
Ánh Hồngg
Xem chi tiết
Minh Tuệ
14 tháng 12 2017 lúc 20:32

Nêu vi trí địa lí hình dạng kích thước châu Á:

*Vị trí địa lí:

-Nửa cầu Bắc, từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo( Từ 77o44’B -> 1o16’B ko kể các đảo)

-Tiếp giáp: hai châu lục( châu Phi, châu Âu) và 3 đại dương rộng lớn ( Tháu Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương)

-Châu Á thuộc lục địa Á-Âu

*Kích thước: có diện tích lớn nhất t. giới. Phần đất liền 41,5 triệu km2, nếu tính các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2

-Chiều dài từ điểm cực Bắc đến cực Nam(kinh tuyến): 8500km

-Chiều dài từ điểm Bờ Tây đến Bờ Đông( vĩ tuyến): 9200km

Bình luận (0)
LY VÂN VÂN
22 tháng 1 2018 lúc 20:44

- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :

Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương. Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).
Bình luận (0)
Thời Sênh
24 tháng 10 2018 lúc 6:22

Châu á giáp với :

+ Giap với châu Phi

+ Giap với châu Âu

Bình luận (0)
ѮNắng☼
14 tháng 12 2017 lúc 8:51

Biên giới đường bờ của châu Á giáp vs châu Phi!

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Khánh Linh
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
7 tháng 10 2017 lúc 20:26

+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
– Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm.

Bình luận (1)
Thảo Hiền
Xem chi tiết
Trần Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
12 tháng 10 2017 lúc 18:33

- Ý nghĩa đối với khí hậu :

+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.


Bình luận (0)
Nhiên Hương Nguyễn Lê
15 tháng 10 2017 lúc 10:07

- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cau-1-trang-6-sgk-dia-li-8-c91a11695.html#ixzz4vXgzrBA2

Chúc nớ làm bài tốt nha! ^^

À! Đừng chọn mk là câu trả lời đúng đấy!!! haha

Bình luận (3)
nguyễn Minh Đức
13 tháng 12 2017 lúc 17:55

vì sao tây nam á có vị trí chiến lược quan trọng

Bình luận (0)
Adagaki Aki
Xem chi tiết
Trang Hà
12 tháng 9 2017 lúc 19:37

a) Cấu trúc địa chất phức tạp, Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằngrộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới

b) Vùng trung tâm

c) Tập trung nhiều nhất: Vịnh Pec-xích, Biển Đông.

Bình luận (0)
Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Lucy heartfilia
5 tháng 11 2017 lúc 15:18

Câu 1: là Trung Á

Câu 2: là Đông Nam Á, Tây Á

Bình luận (0)
/happdanh Danhkisayhello
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
8 tháng 9 2017 lúc 15:26

Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...

* Hướng của hệ thống núi

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...

*Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Bình luận (0)
Chuồn Chuồn
Xem chi tiết
Thời Sênh
22 tháng 10 2018 lúc 19:31

Vì Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích 41,5 triệu km2 (không tính diện tích đảo)

Bình luận (0)
ѮNắng☼
28 tháng 11 2017 lúc 21:58

Vì Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đôngcủa kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Kavkaz, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara của Nga.

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. Một số quốc gia châu Á có lãnh thổ vượt ra ngoài châu Á

Bình luận (2)
Nguyễn Hải Dương
29 tháng 11 2017 lúc 9:16

=="

Vì châu Á có diện tích lớn nhất

Bình luận (2)