Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Quang Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Anh
29 tháng 8 2017 lúc 19:38

Nước từ Đất ----> lông hút/ biểu bì ----> tế bào thịt vỏ ----> tế bào nội bì ---> tế bào trung trụ ---> mạch gỗ.

Hoặc

Nước từ đất ----> lông hút, biểu bì ---> khoảng gian bào giữa các tế bào thịt vỏ ---> khoảng gian bào giữa các tế bào nội bì ---> tế bào trung trụ ----> mạch gỗ.

Bình luận (1)
nga
Xem chi tiết
Ái Nữ
27 tháng 8 2017 lúc 21:55

Trời nắng ẩm, gió mạnh, gió yếu cái nào thoát hơi nước nhiều hơn

Trả lời: Gió mạnh thoát hơi nước nhiều hơn vì gió mạnh lượng hơi nước sẽ dễ bốc hơi dễ dàng và bay vào không khí

Bình luận (0)
nguyễn hoa
Xem chi tiết
Nhã Yến
27 tháng 8 2017 lúc 8:52

*3 biện Pháp kĩ thuật để tăng khả năng hút nước của cây:

-Tưới tiêu nước lí để tránh khô hạn hay ngập úng.

-Làm tơi đất thường xuyên để đảm bảo dưỡng khí trong đất đồng thời cắt các rễ già giúp tạo ra nhiều rễ non với với nhiều lông hút để tăng khả năng hấp thu .

-Dùng các loại khoáng hoà tan để bón cho cây.

Bình luận (0)
Ngọc Sơn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Anh
24 tháng 8 2017 lúc 18:45

- Chậu B: Tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng nóng:

+ Nhiệt độ cao làm nước bốc hơi => làm cho nhiệt độ quanh cây tăng cao hơn bình thường (=> Cây như đang ở trong một cái nồi hấp.) => làm cho cường độ thoát hơi nước qua lá của cây tăng thêm, nhưng hoạt động hút nước của lông hút lại bị hạn chế => cây thiếu nước => héo/

- Chậu C: gốc cây ngập nước => làm giảm lượng oxi khuếch tán vào đất => rễ cây ko hô hấp được => tích lũy nhiều chất độc hại làm phá hủy lông hút => hạn chế khả năng hút nước của cây => cây héo.

- Chậu D: Bón phân chuồng quanh gốc cây làm cho áp suất thẩm thấu của dịch đất tăng cao => dịch đất trở thành môi trường ưu trương => lông hút bị hủy, rẽ ko có khả năng hút nước => cây héo

Bình luận (0)
nga
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
20 tháng 8 2017 lúc 13:25

- Khi ngập úng, tế bào rễ cây tồn tại trong môi trường nhược trương --> nước liên tục xâm nhập vào tế bào rễ cây --> tổn thương tế bào đặc biệt là các tế bào lông hút (là tế bào hấp thụ chất dinh dưỡng, nước... cho cây).
- Thiếu oxy.

- Những loài thục vật mà rễ ko có miền lông hút (như cây thông, cây sồi...) thì rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng nhờ vào hệ thống nấm rễ bao quanh bộ rễ (phương thúc chính). Nhờ có hệ nấm rễ, các cây đó hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng. Ngoài ra, ở tế bào rễ còn non (vách tế bào chưa bị Suberin và Linhin hóa) cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng. Nấm rễ chính là một dạng thích nghi tự nhiên.

Bình luận (0)
Dương Hạ Chi
20 tháng 8 2017 lúc 13:26

1=> Những loài thục vật mà rễ ko có miền lông hút (như cây thông, cây sồi...) thì rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng nhờ vào hệ thống nấm rễ bao quanh bộ rễ (phương thúc chính). Nhờ có hệ nấm rễ, các cây đó hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng. Ngoài ra, ở tế bào rễ còn non (vách tế bào chưa bị Suberin và Linhin hóa) cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng. Nấm rễ chính là một dạng thích nghi tự nhiên.

2=>Chúng ta biết được cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng trong đất vào rễ chủ yếu bởi các lông hút. vị trí những lông hút này là ở các rễ chính và rễ phụ của cây.
Đặc điểm lông hút là sẽ bị tiêu biến trong môi trường thiếu oxi, quá ưu trương(nồng độ các chất quá cao), quá a xit.
khi bị ngập úng lâu trong nước=> thiếu o xi=> lông hút dần bị tiêu biến=> cây không hấp thụ được chất dinh dương => chết

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
20 tháng 8 2017 lúc 14:39

1.Đối với cây trên cạn, khi ngập úng cây bị nước ngăn cách sự tiếp xúc của không khí với mặt đất, ôxi không thâm nhập được vào đất làm rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại dối với tế bào và làm cho long hút chết mà cũng không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây sẽ không hấp thụ được nước, cân bằng nước bị phá vỡ, cây sẽ bị chết. Ngoài ra, cây bị ngấp úng so với điều kiện cạn ở ban đầu là sự thay đổi môi trường đột ngột khiến cây không kịp thích nghi với điều kiện mới.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
8 tháng 4 2017 lúc 20:19

Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
8 tháng 4 2017 lúc 20:20

có vai trò rất quan trọng trong quá trình chống chịu của cơ thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường như khô hạn, nóng, lạnh,…

Bình luận (0)
Doraemon
8 tháng 4 2017 lúc 20:21

+ Nước liên kết: đóng vai trò trong cấu trúc của tế bào, mô, cơ quan, cơ thể

Bình luận (0)
Thu Trang
Xem chi tiết
Doraemon
8 tháng 4 2017 lúc 20:17

Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
8 tháng 4 2017 lúc 20:18

Dịch:Nguyên nhân làm cho khí khổng đóng là gì

+ Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng ⇒ kích thích các bơm ion hoạt động ⇒ các kênh ion mở ⇒ các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng ⇒ áp suất thẩm thấu giảm ⇒sức trương nước mạnh ⇒ khí khổng đóng.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
8 tháng 4 2017 lúc 20:22

* Cấu tạo khí khổng:

- Mép trong của tế bào khí khổng rất dày, mép ngoài mỏng, do đó:

- Khi tế bào khí khổng trương nước⇒ mở nhanh.

- Khi tế bào khí khổng mất nước ⇒ đóng nhanh.

* Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng:

- Nếu chuyển cây từ trong bóng tối ra ngoài ánh sáng thì khí khổng mở và ngược lại. Vậy, nguyên nhân gây ra sự đóng mở khí khổng chính là ánh sáng

- Tuy nhiên, một số cây sống trong điều kiện thiếu nước, sự đóng mở chủ động của khí khổng khi thiếu nước là do sự thay đổi nồng độ axit abxixic (AAB) trong cây

* Cơ chế:

- Cơ chế ánh sáng:

+ Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp làm thay đổi nồng độ CO và pH

+ Kết quả: Hàm lượng đường tăng ⇒ tăng áp suất thẩm thấu ⇒ 2 tế bào khí khổng trương nước ⇒ khí khổng mở.


- Cơ chế axit abxixic (AAB):

+ Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng ⇒ kích thích các bơm ion hoạt động ⇒ các kênh ion mở ⇒ các ion bị hút ra khỏi tế bào khí khổng ⇒ áp suất thẩm thấu giảm ⇒sức trương nước mạnh ⇒ khí khổng đóng.

Bình luận (0)
chuyên xin tick
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
28 tháng 3 2017 lúc 11:19

Chào em, em ấn Ctrl - để giảm độ phân giải trình duyệt xuống nhé.

Bình luận (1)
chuyên xin tick
28 tháng 3 2017 lúc 11:21

nhỏ đến thế này rồi vẫn chưa đc ạ

Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây

Bình luận (1)
Nguyễn Kiều Lê
Xem chi tiết
Lê Thị Minh Tâm
Xem chi tiết
Nguyen Thanh Thao
30 tháng 12 2016 lúc 22:37

giải pháp đầu tiên để bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm hiện nay, theo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường là phải tăng cường xây dựng các hồ, đập, khu dự trữ nước bề mặt để làm sạch nguồn nước ngầm tự nhiên.Bên cạnh đó, việc thiết lập một hành lang bảo vệ nguồn nước ở trên bề mặt đất cũng vô cùng quan trọng. Nó là giải pháp lâu dài và không chỉ cần thiết với nguồn nước ngầm mà còn là tài nguyên hệ sinh thái môi trường nói chung.
Ngoài ra, việc phát hiện và kịp thời xử lý những nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, những đơn vị, đặc biệt là các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề thường xuyên thải ra môi trường những hóa chất độc hại để kịp thời ngăn chặn, xử phạt. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thiện các chế tài cụ thể, đủ sức răn đe với những người làm nguy hại đến nguồn nước chung. Bên cạnh đó, việc xây dựng đường đê bao bờ biển và các hệ thống đập ngăn mặn ở cửa sông cũng rất cần thiết. Nó ngăn chặn hiệu quả sự xâm thực của nước mặn để giữ cho nguồn nước ngầm được trong sạch hơn, tránh nhiễm phèn mặn quá mức quy định.

Bình luận (0)