Ánh trăng - Nguyễn Duy

ngoc ho
Xem chi tiết
soumainuzuki
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 8 2021 lúc 9:51

Em tham khảo:

1. Thể thơ 5 chữ. Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị (thành phố Hồ Chí Minh).

2. Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Giữa con người và vầng trăng trong quá khứ trở thành tri kỉ bởi vì từ tấm nhỏ cho đến khi khôn lớn trưởng thành ra chiến trận, vầng trăng luôn gắn bó thân thiết bên con người. Trăng chính là người bạn của con người, lưu giữ những kỉ niệm của những năm tháng tuổi thơ, đồng hành như một người bạn thân thiết, người đồng chí chia sẻ mọi buồn vui, gian khó với người lính trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. 

 
Bình luận (1)
soumainuzuki
Xem chi tiết
soumainuzuki
Xem chi tiết
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
14 tháng 7 2021 lúc 15:42

1)

- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.

- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

2)

- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.

3)

- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.

 

Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 7 2021 lúc 15:30

Tham khảo nha em:

1.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

2.

Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.

3.

Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

 
Bình luận (0)
nguyên
15 tháng 7 2021 lúc 19:41

cố lên bạn, sắp trượt cấp 3 rồi đấy:))

 

Bình luận (1)
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 7 2021 lúc 15:36

Tham khảo nha em:

Từ mặt thứ hai trong câu đầu khổ thơ trên được sử dụng với nghĩa chuyển.

Nghĩa chuyển đó là: mặt trăng, là những quá khứ ân nghĩa thủy chung gắn bó với thiên nhiên mà con người đã lãng quên. Để rồi khi đối diện lại với những năm tháng mà bản thân vô tình quên lãng đó, con người cảm thấy hổ thẹn, ân hận

Cái hay của việc sử dụng từ này trong văn cảnh là: tạo ra cuộc gặp gỡ bất ngờ của con người với vầng trăng, hay chính là con người đang đối diện với quá khứ của mình. Những kỷ niệm, quá khứ mà con người vô tình quên lãng đó làm cho con người cảm thấy ân hận, rưng rưng. Từ đó, bài thơ gợi nhắc chúng ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, không được lãng quên quá khứ.

Bình luận (0)
nhung
Xem chi tiết
Phong Thần
17 tháng 6 2021 lúc 12:52

Tham khảo

Từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy - đồng, sông, bể, ta nhận ra niềm say mê,sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người.Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn,lúc này người và trăng lại càng gắn bó ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của tác giả. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ,chung thuỷ.

Bình luận (2)
Nguyễn Bích Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 6 2021 lúc 15:50

từ ''giật mình'' cho thấy sự bất ngờ, chợt nhận ra điều gì đó, ở đây tác giả muốn nói đến sự bất ngờ của người lính khi gặp lại trăng- một người bạn đã cũ

Bình luận (0)