Bài tập cuối chương 1

Bài 9 (SGK Cánh Diều trang 27)

Hướng dẫn giải

Gọi giá niêm yết của mặt hàng A là \(x\) (đồng, x > 0)

Gọi giá niêm yết của mặt hàng B là y (đồng, y > 0)

Trong đợt khuyến mãi:

+ Giá bán của mặt hàng A là \(x - 20\% x = 80\% x = 0,8x\) (đồng)

+ Giá bán của mặt hàng B là \(y - 15\% y = 85\% y = 0,85y\) (đồng)

+ Khách hàng mua 2 món hàng A và 1 món hàng B thì số tiền phải trả là 362 000 đồng nên ta có phương trình: \(1,6x + 0,85y = 362000\) (1)

Trong giờ vàng:

+ Giá bán của mặt hàng A là: \(x - 30\% x = 70\% x = 0,7x\)

+ Giá bán của mặt hàng B là: \(y - 25\% y = 75\% y = 0,75y\)

+ Khách hàng mua 3 món hàng A và 2 món hàng B trả số tiền là 552000 nên ta có phương trình:

\(2,1x + 1,5y = 552000\) (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}1,6x + 0,85y = 362000\\2,1x + 1,5y = 552000\end{array} \right.\)

Ta giải phương trình trên:

Nhân từng vế của phương trình 1 với 2,1 và phương trình 2 với 1,6 ta được hệ phương trình sau:

\(\left\{ \begin{array}{l}3,36x + 1,785y = 760200\,\,\,\left( 3 \right)\\3,36x + 2,4y = 883200\,\,\,\,\,\,\,\left( 4 \right)\end{array} \right.\)

Trừ từng vế của phương trình (4) cho phương trình (3) ta được \(0,615y = 123000\), tức là \(y = 200000\)

Thay \(y = 200000\) vào phương trình (1) ta được: \(1,6x + 0,85.200000 = 362000\) (5)

Giải phương trình (5) :

\(\begin{array}{l}1,6x + 0,85.200000 = 362000\\x = 120000\end{array}\)

Vậy giá bán niêm yết của mặt hàng A là 120000 (đồng)

Giá bán niêm yết của mặt hàng B là 200000 (đồng).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 10 (SGK Cánh Diều trang 27)

Hướng dẫn giải

Gọi số gam dung dịch HCl 10% cần dùng là x (g, x > 0)

Số gam dung dịch HCl 25% cần dùng là y (g, y > 0).

Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có: \(\frac{x}{y} = \frac{{\left| {19 - 10} \right|}}{{\left| {19 - 25} \right|}} = \frac{9}{6} = \frac{3}{2}\) hay \(2x - 3y = 0\) (1)

Mặt khác \(x + y = 500\) (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y = 0\\x + y = 500\end{array} \right.\)

Nhân hai vế của phương trình (2) với 2 và phương trình (1) giữ nguyên, ta được hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right)\\2x + 2y = 1000\,\,\,\,\,\left( 4 \right)\end{array} \right.\)

Trừ từng vế của phương trình (3) cho phương trình (4) ta được \( - 5y = - 1000\) tức là \(y = 200\).

Thay \(y = 200\) vào phương trình (2) ta được \(x + 200 = 500\) hay \(x = 300\).

Vậy số gam dung dịch HCl 10% cần dùng là 300 (g)

Số gam dung dịch HCl 25% cần dùng là 200 (g). 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Cánh Diều trang 26)

Hướng dẫn giải

a. \(\left\{ \begin{array}{l}x + 3y = - 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\5x + 8y = 11\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Từ phương trình (1), ta có: \(x = - 2 - 3y\) (3)

Thay vào phương trình (2), ta được: \(5.\left( { - 2 - 3y} \right) + 8y = 11\) (4)

Giải phương trình (4):

\(\begin{array}{l}5.\left( { - 2 - 3y} \right) + 8y = 11\\ - 10 - 15y + 8y = 11\\ - 7y = 11 + 10\\ - 7y = 21\\y = - 3\end{array}\)

Thay \(y = - 3\), vào phương trình (3), ta có: \(x = - 2 - 3.\left( { - 3} \right) = 7\).

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm \(\left( {x;y} \right) = \left( {7; - 3} \right)\).

b. \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 3y = - 2\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\3x - 2y = - 3\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Nhân hai vế của phương trình (1) với 3 và phương trình (2) với (2), ta được hệ phương trình sau:

\(\left\{ \begin{array}{l}6x + 9y = - 6\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right)\\6x - 4y = - 6\,\,\,\,\,\,\left( 4 \right)\end{array} \right.\)

Trừ từng vế hai phương tình (3) và (4), ta nhận được phươn trình: \(13y = 0\), tức là \(y = 0\)

Thế \(y = 0\) vào phương trình (1), ta được phương trình: \(2x + 3.0 = - 2\)(5)

Giải phương trình (5):

\(\begin{array}{l}2x + 3.0 = - 2\\2x = - 2\\x = - 1\end{array}\)

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm \(\left( {x;y} \right) = \left( { - 1;0} \right)\).

c. \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 4y = - 1\,\,\,\,\left( 1 \right)\\ - 3x + 6y = 2\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Chia hai vế của phương trình (1) với 2 và phương trình (2) với \( - 3\), ta được hệ phương trình sau:

\(\left\{ \begin{array}{l}x - 2y = - \frac{1}{2}\,\,\,\,\,\left( 3 \right)\\x - 2y = \frac{2}{3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 4 \right)\end{array} \right.\)

Trừ từng vế hai phương trình (3) và (4), ta nhận được phương trình: \(0x + 0y = - \frac{7}{6}\) (5)

Do đó phương trình (5) vô nghiệm.

Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8 (SGK Cánh Diều trang 27)

Hướng dẫn giải

Gọi số vé bán ra của loại I là \(x\) (vé, \(x < 500;x \in {\mathbb{N}^*}\))

Gọi số vé bán ra của loại II là \(y\) (vé, \(y < 500;y \in {\mathbb{N}^*}\)).

Do tổng số vé ban tổ chức đã bán là 500 vé nên ta có phương trình: \(x + y = 500\) (1)

Số tiền thu được từ bán vé loại I là: \(100000x\) (đồng)

Số tiền thu được từ bán vé loại II là: \(75000y\) (đồng)

Do tổng số vé thu được từ bán vé là 44 500 000 đồng, nên ta có phương trình:

\(100000x + 75000y = 44500000\) hay \(4x + 3y = 1780\) (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 500\\4x + 3y = 1780\end{array} \right.\)

Từ phương trình (1) ta có: \(x = 500 - y\) (3)

Thay vào phương trình (2), ta được: \(4\left( {500 - y} \right) + 3y = 1780\) (4)

Giải phương trình (4):

\(\begin{array}{l}4.\left( {500 - y} \right) + 3y = 1780\\2000 - 4y + 3y = 1780\\ - y = - 220\\y = 220\end{array}\)

Thay giá trị \(y = 220\) vào phương trình (3), ta có: \(x = 500 - 220 = 280\).

Vậy số vé bán ra của loại I là 280 (vé)

 Số vé bán ra của loại II là 220 (vé)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Cánh Diều trang 26)

Hướng dẫn giải

Gọi số bạn trẻ của nhóm là \(x\) (người, \(x \in {\mathbb{N}^*}\)).

Số vốn mỗi người dự định góp là: \(\frac{{240}}{x}\) ( triệu đồng)

Nếu thêm 2 người, thì số bạn trẻ của nhóm là: \(x + 2\) (người)

Số vốn sau khi thêm 2 người, mỗi người phải góp là: \(\frac{{240}}{{x + 2}}\) (triệu đồng)

Do nếu thêm 2 người tham gia thì số tiền mỗi người góp giảm đi 4 triệu đồng nên ta có phương trình:

\(\begin{array}{l}\frac{{240}}{x} - 4 = \frac{{240}}{{x + 2}}\\\frac{{240\left( {x + 2} \right)}}{{x\left( {x + 2} \right)}} - \frac{{4x\left( {x + 2} \right)}}{{x\left( {x + 2} \right)}} = \frac{{240x}}{{x\left( {x + 2} \right)}}\\240\left( {x + 2} \right) - 4x\left( {x + 2} \right) = 240x\\240x + 480 - 4{x^2} - 8x - 240x = 0\\ - 4{x^2} - 8x + 480 = 0\\{x^2} + 2x - 120 = 0\\\left( {x - 10} \right)\left( {x + 12} \right) = 0\end{array}\)

Để giải phương trình trên, ta giải hai phương trình sau:

*) \(x - 10 = 0\)

\(x = 10\);

*)\(x + 12 = 0\)

\(x = - 12\).

Ta thấy

+ \(x = 10\) thỏa mãn điều kiện đề bài;

+ \(x = - 12\) không thỏa mãn điều kiện đề bài.

Vậy nhóm bạn trẻ có 10 người.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 26)

Hướng dẫn giải

a. \(\frac{{ - 6}}{{x + 3}} = \frac{2}{3}\)

Điều kiện xác định: \(x \ne - 3\).

\(\begin{array}{l}\frac{{ - 6}}{{x + 3}} = \frac{2}{3}\\\frac{{ - 18}}{{3\left( {x + 3} \right)}} = \frac{{2\left( {x + 3} \right)}}{{3\left( {x + 3} \right)}}\\2\left( {x + 3} \right) = - 18\\x + 3 = - 9\\x = - 12\end{array}\)

Ta thấy \(x = - 12\) thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm \(x = - 12\).

b. \(\frac{{x - 2}}{2} + \frac{1}{{2x}} = 0\)

Điều kiện xác định: \(x \ne 0\)

\(\begin{array}{l}\frac{{x - 2}}{2} + \frac{1}{{2x}} = 0\\\frac{{2x\left( {x - 2} \right)}}{{4x}} + \frac{2}{{4x}} = 0\\2x\left( {x - 2} \right) + 2 = 0\\x\left( {x - 2} \right) + 1 = 0\\{x^2} - 2x + 1 = 0\\{\left( {x - 1} \right)^2} = 0\\x - 1 = 0\\x = 1\end{array}\)

Ta thấy \(x = 1\) thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm \(x = 1\).

c. \(\frac{8}{{3x - 4}} = \frac{1}{{x + 2}}\)

Điều kiện xác định: \(x \ne \frac{4}{3}\) và \(x \ne - 2\).

\(\begin{array}{l}\frac{8}{{3x - 4}} = \frac{1}{{x + 2}}\\\frac{{8\left( {x + 2} \right)}}{{\left( {3x - 4} \right)\left( {x + 2} \right)}} = \frac{{3x - 4}}{{\left( {3x - 4} \right)\left( {x + 2} \right)}}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}8\left( {x + 2} \right) = 3x - 4\\8x + 16 - 3x + 4 = 0\\5x + 20 = 0\\x = - 4\end{array}\)

Ta thấy \(x = - 4\) thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm \(x = - 4\).

d. \(\frac{x}{{x - 2}} + \frac{2}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}} = 1\)

Điều kiện xác định: \(x \ne 2\)

\(\begin{array}{l}\frac{x}{{x - 2}} + \frac{2}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}} = 1\\\frac{{x\left( {x - 2} \right)}}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}} + \frac{2}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}} = \frac{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}}\\x\left( {x - 2} \right) + 2 = {\left( {x - 2} \right)^2}\\{x^2} - 2x + 2 = {x^2} - 4x + 4\\{x^2} - 2x + 2 - {x^2} + 4x - 4 = 0\\2x - 2 = 0\\x = 1\end{array}\)

Ta thấy \(x = 1\) thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm \(x = 1\).

e. \(\frac{{3x - 2}}{{x + 1}} = 4 - \frac{{x + 2}}{{x - 1}}\)

Điều kiện xác định: \(x \ne - 1\) và \(x \ne 1\)

\(\begin{array}{l}\frac{{3x - 2}}{{x + 1}} = 4 - \frac{{x + 2}}{{x - 1}}\\\frac{{\left( {3x - 2} \right)\left( {x - 1} \right)}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)}} = \frac{{4\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} - \frac{{\left( {x + 2} \right)\left( {x + 1} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\\\left( {3x - 2} \right)\left( {x - 1} \right) = 4\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right) - \left( {x + 2} \right)\left( {x + 1} \right)\\3{x^2} - 3x - 2x + 2 = 4{x^2} - 4 - {x^2} - 3x - 2\\3{x^2} - 5x + 2 = 3{x^2} - 3x - 6\\3{x^2} - 3{x^2} - 5x + 3x + 2 + 6 = 0\\ - 2x = - 8\\x = 4\end{array}\)

Ta thấy \(x = 4\) thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm \(x = 4\).

g. \(\frac{{{x^2}}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} = 1 - \frac{1}{{x - 1}}\)

Điều kiện xác định: \(x \ne 1\) và \(x \ne 2\).

\(\begin{array}{l}\frac{{{x^2}}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} = 1 - \frac{1}{{x - 1}}\\\frac{{{x^2}}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} = \frac{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} - \frac{{x - 2}}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}\\{x^2} = \left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right) - x + 2\\{x^2} = {x^2} - 3x + 2 - x + 2\\{x^2} - {x^2} + 4x - 4 = 0\\4x = 4\\x = 1\end{array}\)

Ta thấy \(x = 1\) không thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 26)

Hướng dẫn giải

Sử dụng máy tính phù hợp ấn liên tiếp các phím:

\(MODE \to 5 \to 1 \to 1 \to \, = \, \to 1 \to \, = \, \to 9 \to \, = \, \to 1 \to \, = \, \to  - 1 \to \, = \, \to  - 1 \to \, = \, \to \, = \,\)

Ta được nghiệm của hệ phương trình là: \(\left( {x;y} \right) = \left( {4;5} \right)\)

=> Chọn đáp án A.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 26)

Hướng dẫn giải

Điều kiện xác định: \(x \ne 0\)

\(\begin{array}{l}\frac{1}{x} - \frac{3}{{2x}} = \frac{1}{6}\\\frac{6}{{6x}} - \frac{9}{{6x}} = \frac{x}{6}\\x =  - 3\end{array}\)

Ta thấy: \(x =  - 3\) thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.

=> Chọn đáp án B.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 26)

Hướng dẫn giải

a. \(\left( {3x + 7} \right)\left( {4x + 9} \right) = 0\)

Để giải phương trình trên, ta giải hai phương trình sau:

*) \(3x + 7 = 0\)                                                  

    \(x =  - \frac{7}{3}\);                                                           

*) \(4x + 9 = 0\)

\(x =  - \frac{9}{4}\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là \(x =  - \frac{7}{3}\) và \(x =  - \frac{9}{4}\).

b. \(\left( {5x - 0,2} \right)\left( {0,3x + 6} \right) = 0\)

Để giải phương trình trên, ta giải hai phương trình sau:

*) \(5x - 0,2 = 0\)                                                   *) \(0,3x + 6 = 0\)

   \(x = 0,04\);                                                           \(x =  - 20\).

*) \(0,3x + 6 = 0\)

\(x =  - 20\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là \(x = 0,04\) và \(x =  - 20\).

c. \(x\left( {2x - 1} \right) + 5\left( {2x - 1} \right) = 0\)

Ta có: \(x\left( {2x - 1} \right) + 5\left( {2x - 1} \right) = 0\)

\(\left( {2x - 1} \right)\left( {x + 5} \right) = 0\).

Để giải phương trình trên, ta giải hai phương trình sau:

*) \(2x - 1 = 0\)                                               

\(x = \frac{1}{2}\);                                                           

*)\(x + 5 = 0\)

\(x =  - 5\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là \(x = \frac{1}{2}\) và \(x =  - 5\).

d. \({x^2} - 9 - \left( {x + 3} \right)\left( {3x + 1} \right) = 0\)

Ta có: \({x^2} - 9 - \left( {x + 3} \right)\left( {3x + 1} \right) = 0\)

\(\begin{array}{l}\left( {x - 3} \right)\left( {x + 3} \right) - \left( {x + 3} \right)\left( {3x + 1} \right) = 0\\\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3 - 3x - 1} \right) = 0\\\left( {x + 3} \right)\left( { - 2x - 4} \right) = 0\end{array}\)

Để giải phương trình trên, ta giải hai phương trình sau:

*) \(x + 3 = 0\)                                               

\(x =  - 3\);                                                           

*)\( - 2x - 4 = 0\)

\(x =  - 2\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là \(x =  - 3\) và \(x =  - 2\).

e. \({x^2} - 10x + 25 = 5\left( {5 - x} \right)\)

Ta có: \({x^2} - 10x + 25 = 5\left( {5 - x} \right)\)

\(\begin{array}{l}{\left( {x - 5} \right)^2} = 5\left( {5 - x} \right)\\{\left( {5 - x} \right)^2} - 5\left( {5 - x} \right) = 0\\\left( {5 - x} \right)\left( {5 - x - 5} \right) = 0\\ - x\left( {5 - x} \right) = 0\end{array}\)

Để giải phương trình trên, ta giải hai phương trình sau:

*) \( - x = 0\)                                               

\(x = 0\);                                                        

*)\(5 - x = 0\)

\(x = 5\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là \(x = 0\) và \(x = 5\).

g. \(4{x^2} = {\left( {x - 12} \right)^2}\)

Ta có: \(4{x^2} = {\left( {x - 12} \right)^2}\)

\(\begin{array}{l}4{x^2} - {\left( {x - 12} \right)^2} = 0\\\left( {2x - x + 12} \right)\left( {2x + x - 12} \right) = 0\\\left( {x + 12} \right)\left( {3x - 12} \right) = 0\end{array}\)

Để giải phương trình trên, ta giải hai phương trình sau:

*) \(x + 12 = 0\)                                               

\(x =  - 12\);                                                        

*)\(3x - 12 = 0\)

\(x = 4\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là \(x =  - 12\) và \(x = 4\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK Cánh Diều trang 26)

Hướng dẫn giải

Gọi số mét vuông cỏ loại máy cắt cỏ ngồi lái cắt được trong 10 phút là \(x\,\left( {{m^2};x > 0} \right)\)

Gọi số mét vuông cỏ loại máy cắt cỏ đẩy tay cắt được trong 10 phút là \(y\,\left( {{m^2};y > 0} \right)\)

Do trong 10 phút, công nhân sử dụng 3 máy cắt cỏ ngồi lái và 2 máy cắt cỏ đẩy tay thì cắt được \(2990{m^2}\) nên ta có phương trình: \(3x + 2y = 2990\) (1)

Do trong 10 phút, công nhân sử dụng 4 máy cắt cỏ ngồi lái và 3 máy cắt cỏ đẩy tay thì cắt được \(4060{m^2}\) nên ta có phương trình: \(4x + 3y = 4060\) (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 2y = 2990\\4x + 3y = 4060\end{array} \right.\)

Nhân phương trình (1) với 4 và phương trình (2) với 3 ta được hệ phương trình sau:

\(\left\{ \begin{array}{l}12x + 8y = 11960\,\,\,\,\left( 3 \right)\\12x + 9y = 12180\,\,\,\,\left( 4 \right)\end{array} \right.\)

Ta giải hệ phương trình trên:

Trừ từng vế của phương trình (4) và (3), ta được \(y = 220\)

Thay \(y = 220\) vào phương trình (1) ta được \(3x + 2.220 = 2990\) (5)

Giải phương trình (5): \(x = 850\)

Vậy số mét vuông cỏ loại máy cắt cỏ ngồi lái cắt được trong 10 phút là \(850\left( {{m^2}} \right)\)

Số mét vuông cỏ loại máy cắt cỏ đẩy tay cắt được trong 10 phút là \(220\left( {{m^2}} \right)\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)