Tam giác ABC có đường trung tuyến AM đồng thời là đường phân giác. Chứng minh rằng tam giác đó là tam giác cân ?
Tam giác ABC có đường trung tuyến AM đồng thời là đường phân giác. Chứng minh rằng tam giác đó là tam giác cân ?
Cho tam giác ABC cân tại A. Các đường phân giác BD, CE cắt nhau ở K. Chứng minh rằng AK đi qua trung điểm BC
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Các đường phân giác BD và CE cắt nhau tại K nên AK la đường phân giác của góc A.
Trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến, do đó AK đi qua trung điểm M của BC.
(Trả lời bởi Hải Ngân)
Cho tam giác ABC cân tại A, D là trung điểm của BC. Gọi E và F là chân các đường vuông góc kẻ từ D đến AB và AC. Chứng minh DE = DF
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
\(\Delta ABC\) cân tại A nên đường trung tuyến AD cũng là đường phân giác.
Theo tính chất tia phân giác của một góc, D thuộc tia phân giác của góc A nên cách đều hai cạnh của góc, do đó DE = DF.
(Trả lời bởi Hải Ngân)
Cho tam giác ABC có \(\widehat{A}=70^0\), các đường phân giác BD, CE cắt nhau ở I. Tính \(\widehat{BIC}\) ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
\(\Delta ABC\) có: \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\) (định lí)
\(\widehat{B}+\widehat{C}=180^o-\widehat{A}=180^o-70^o\)
\(\Rightarrow\) \(\widehat{B}+\widehat{C}=110^o\).
Do \(\widehat{B_1}=\widehat{B_2},\widehat{C_1}=\widehat{C_2}\) nên \(\widehat{B_1}+\widehat{C_1}=\dfrac{\widehat{B}+\widehat{C}}{2}=\dfrac{110^o}{2}=55^o\)
Vậy: \(\widehat{BIC}=180^o-\left(\widehat{B_1}+\widehat{C_1}\right)=180^o-55^o=125^o.\)
(Trả lời bởi Hải Ngân)
Tính góc A của tam giác ABC biết rằng các đường phân giác BD, CE cắt nhau tại I trong đó có góc BIC bằng :
a) \(120^0\) b) \(\alpha,\left(\alpha>90^0\right)\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia: \(\widehat{IBC}+\widehat{ICB}=180^0-120^0=60^0\)
=>\(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=120^0\)
hay \(\widehat{A}=60^0\)
b: \(\widehat{IBC}+\widehat{ICB}=180^0-\alpha\)
\(\Leftrightarrow\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=360^0-2\cdot\alpha\)
\(\Leftrightarrow\widehat{BAC}=180^0-360^0+2\alpha=2\alpha-180^0\)
(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Cho tam giác ABC. Các tia phân giác các góc A và C cắt nhau ở I. Các đường phân giác các góc ngoài tại đỉnh A và C cắt nhau ở K. Chứng minh rằng 3 điểm B, I, K thẳng hàng.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Các đường phân giác của các góc ngoài tại đỉnh A và C của \(\Delta ABC\) cắt nhau tại K nên BK là tia phân giác của góc B.
Các tia phân giác các góc A và C của \(\Delta ABC\) cắt nhau tại I nên BI là tia phân giác của góc B. Do đó ba điểm B, I, K thẳng hàng.
(Trả lời bởi Hải Ngân)
Cho tam giác ABC vuông tại A. Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I. Gọi D và E là chân các đường vuông góc kẻ từ I đến AB và AC
a) Chứng minh rằng AD = AE
b) Tính các độ dài AD, AE biết rằng AB = 6cm, AC = 8cm
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
a) AI là tai phân giác của góc A nên ID = IE. (1)
Các tam giác vuông ADI, AEI có \(\widehat{DAI}=\widehat{EAI}=45^o\) nên là tam giác vuông cân, do đó AD = ID, AE = IE. (2)
Từ (1) và (2) suy ra AD = AE.
b) Áp dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông ABC:
BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82
BC2 = 36 + 64 = 100
\(\Rightarrow BC=\sqrt{100}=10\left(cm\right)\).
Kẻ IF \(\perp\) BC
Xét hai tam giác vuông IBD và IBF có:
BI: cạnh huyền chung
\(\widehat{IBD}=\widehat{IBF}\) (gt)
Vậy: \(\Delta IBD=\Delta IBF\left(ch-gn\right)\)
\(\Rightarrow\) BD = BF (hai cạnh tương ứng)
Xét hai tam giác vuông ICE và ICF có:
CI: cạnh huyền chung
\(\widehat{ICE}=\widehat{ICF}\left(gt\right)\)
Vậy: \(\Delta ICE=\Delta ICF\left(ch-gn\right)\)
Suy ra: CE = CF (hai cạnh tương ứng)
Ta có: AB + AC - BC = AD + DB + AE + EC - BF - CF.
Do BD = BF, CE = CF nên:
AB + AC - BC = AD + AE
\(\Rightarrow\) 6 + 8 - 10 = AD + AE
\(\Rightarrow\) AD + AE = 4 (cm).
Theo câu a) ta có AD = AE nên AD = AE = 2cm.
(Trả lời bởi Hải Ngân)
Cho tam giác ABC. Trên tia phân giác của góc B, lấy điểm O nằm trong tam giác ABC sao cho O cách đều hai cạnh AB, AC. Khẳng định nào sau đây sai ?
(A) Điểm O nằm trên tia phân giác của góc A
(B) Điểm O không nằm trên tia phân giác của các góc C
(C) Điểm O cách đều AB. BC
(D) Điểm O cách đều AB, AC, BC
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTa có điểm O cách đều AB ,AC nên O thuộc tia phân giác của góc A . Mặt khác , O thuộc tia phân giác của góc B nên O là giao điểm của 3 đường phân giác trong tam giác ABC .
Vậy khẳng định sai đó là khẳng định (B) _ Điểm O không nằm trên tia phân giác của góc C
(Trả lời bởi Mai Hà Chi)
Cho tam giác ABC có \(\widehat{A}=\widehat{B}+\widehat{C}\). Hai đường phân giác của góc A và góc C cắt nhau tại O. Khi đó góc BOC bằng :
(A) \(85^0\) (B) \(90^0\) (C) \(135^0\) (D) \(150^0\)
Hãy chọn phương án đúng ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTam giác ABC có \(\widehat{A}\) = \(\widehat{B}\) + \(\widehat{C}\) nên nó vuông tại A ; AO , CO lần lượt là tia phân giác của \(\widehat{A}\) và \(\widehat{C}\) nên BO là tia phân giác của góc B . Ta có góc OBC + góc OCB = \(\dfrac{1}{2}\) (\(\widehat{B}\) + \(\widehat{C}\)) = 45o nên \(\widehat{BOC}\) = 135o
Vậy chúng ta chọn đáp án (C)
(Trả lời bởi Mai Hà Chi)
Cho tam giác ABC. Gọi I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của tam giác đó. Qua I kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB, AC lần lượt tại E và F. Chứng minh EF = BE + CF
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Vì điểm I cách đều ba cạnh của tam giác ABC và nằm trong tam giác nên I là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC, tức BI, CI lần lượt là tia phân giác của góc B và góc C. Do EF // BC nên \(\widehat{B_1}=\widehat{I_1}\) (hai góc so le trong), suy ra \(\widehat{I_1}=\widehat{B_2}\). Vậy tam giác EBI cân tại E, tức là EI = EB. Tương tự ta có FI = FC.
Vậy EF = EI + IF = BE + CF.
(Trả lời bởi Hải Ngân)