Bài 6: Giới thiệu về liên kết hoá học

Câu hỏi 13 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 42)

Hướng dẫn giải

Tính chất

Muối

Đường

Tan trong nước

V

V

Dẫn điện được

V

X

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 14 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 43)

Hướng dẫn giải

- Muối không có sự thay đổi sau khi đun nóng

- Đường (màu trắng) chuyển thành chất khác có màu đen

⇒ Ống nghiệm 2 (đường) có sự tạo thành chất mới

⇒ Muối bền nhiệt hơn

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm, chất A là chất ion, chất B là chất cộng hóa trị.

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Thành phần chính của oresol:

- Sodium chloride (NaCl): Chất ion

- Sodium hydrogen carbonate (NaHCO3): Chất ion

- Potassium chloride (KCl): Chất ion

- Glucose: Chất cộng hóa trị

Oresol được sử dụng bằng cách pha trực tiếp với nước và uống. Công dụng chính là bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể. Do các chất ion có trong thành phần của oresol khi tan trong các dịch cơ thể tạo ra các ion âm và dương. Các ion này vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Chúng sẽ điều chỉnh và kiểm soát sự cân bằng của dịch cơ thể đồng thời thúc đẩy các quá trình khác trong cơ thể để hoạt động hiệu quả hơn.

Trong trường hợp không có oresol thì có thể thay thế bằng:

- Nước muối đường: Có thành phần tương tự như oresol. Pha theo tỷ lệ 1 thìa cà phê muối, 8 thìa đường và 1 lít nước.

- Nước cháo muối (1,2 lít nước, 1 thìa muối, 1 nắm gạo), đồng thời uống bổ sung nước dừa, nước cam, ăn thêm chuối để bổ sung thêm potassium.

- Nước dừa muối: 1 lít nước dừa, 1 thìa muối.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Sodium oxide gồm 2 nguyên tố: Na (kim loại) và O (phi kim)

=> Liên kết ion

- Nguyên tử Na (số hiệu nguyên tử = 11) nhường 1 electron => Ion Na+

- Nguyên tử O (số hiệu nguyên tử = 8) nhận 2 electron => Ion O2-

 (ảnh 2)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử N nằm ở ô số 7, nhóm VA => Có 5 electron ở lớp ngoài cùng, cần 3 electron để đạt cấu hình khí hiếm

- Nguyên tử C nằm ở ô số 6, nhóm IVA => Có 4 electron ở lớp ngoài cùng, cần 4 electron để đạt cấu hình khí hiếm

- Nguyên tử O nằm ở ô số 8, nhóm VIA => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng, cần 2 electron để đạt cấu hình khí hiếm

a) Xét phân tử Nitrogen: gồm 2 nguyên tử N

=> Liên kết cộng hóa trị, mỗi N góp 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung

 (ảnh 2)

b) Xét phân tử Carbon dioxide: gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O

=> Liên kết cộng hóa trị. Khi C kết hợp với O, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử O góp 2 electron

=> Giữa nguyên tử C và nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung

 (ảnh 4)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Hợp chất potassium chloride (KCl) có liên kết ion trong phân tử.

Sự hình thành liên kết trong phân tử potassium chloride

 

+ Nguyên tử K cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là K+.

+ Nguyên tử Cl nhận 1 electron từ nguyên tử K trở thành ion mang một điện tích âm, kí hiệu là Cl-.

Các ion K+ và Cl- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử potassium chloride.

Media VietJack

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)