Bài 6: Giới thiệu về liên kết hoá học

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 40)

Hướng dẫn giải

- Xét phân tử hydrogen: mỗi nguyên tử hydrogen có 2 electron lớp ngoài cùng

=> Giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Helium

- Xét phân tử Oxygen: mỗi nguyên tử Oxygen có 8 electron ở lớp ngoài cùng

=> Giống cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm Neon

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 40)

Hướng dẫn giải

- Quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen:

+ Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

+ Khi hai nguyên tử H liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp chung 1 electron để tạo ra đôi electron dùng chung.

+ Hạt nhân của hai nguyên tử H cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử hydrogen.

- Quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen:

+  Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 2 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

+ Khi hai nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 2 electron để tạo ra hai cặp electron dùng chung.

+ Hạt nhân của hai nguyên tử O cùng hút các cặp electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử oxygen.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Số electron dùng chung của nguyên tử H và O là 4

- Trong phân tử nước:

   + Nguyên tử O có 8 electron lớp ngoài cùng => Giống khí hiếm Ne

   + Nguyên tử H có 2 electron lớp ngoài cùng => Giống khí hiếm He

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 9 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Khi tạo thành phân tử nước, nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy, giữa nguyên tử O và nguyên tử H có 1 đôi electron dùng chung. Hạt nhân nguyên tử O và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử nước.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Xét phân tử khí chlorine

 (ảnh 2)

=> Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ar, khi hình thành phân tử chlorine, hai nguyên tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung

- Xét phân tử khí amonia

 (ảnh 3)

- Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng

- Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng

=> Nguyên tử H cần thêm 1 electron và N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm

=> Khi 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử N góp ra 3 electron để tạo ra 3 đôi electron dùng chung

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 41)

Hướng dẫn giải

tham khảo

Sự hình thành liên kết trong phân tử methane:

- Nguyên tử C có 6 electron, trong đó có 4 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 4 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

- Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

- Khi C kết hợp với H, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy giữa nguyên tử C và mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron dùng chung. Hạt nhân nguyên tử C và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử methane.

Media VietJack

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 10 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 41)

Hướng dẫn giải

a) Phân tử Sodium chloride (NaCl) được tạo thành bởi ion Na+ và Cl-. Ở điều kiện thường, sodium chloride ở thể rắn.
b) Phân tử calcium chloride (CaCl2) được tạo thành bởi ion Ca2+ và Cl-. Ở điều kiện thường, calcium chloride ở thể rắn.
c) Phân tử Magnesium oxide (MgO) được tạo thành bởi ion Mg2+ và O2-. Ở điều kiện thường, magnesium oxide ở thể rắn.

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 11 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 42)

Hướng dẫn giải

a) Đường tinh luyện ở thể rắn.
b) Ethanol được sử dụng để sát khuẩn nên nó là thể lỏng.
c) Khí carbon dioxide là ở thể khí.

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 12 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 42)

Hướng dẫn giải

 - Khí oxygen là chất cộng hóa trị, ở điều kiện thường oxygen ở thể khí.

- Nước là hợp chất cộng hóa trị, ở điều kiện thường nước ở thể lỏng

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 42)

Hướng dẫn giải

a) Hãy cho biết chất nào là hợp chất ion, chất nào là hợp chất cộng hóa trị

=> 

- NaCl , KCl

- H2O , CO2 , SO2

b) Nguyên tử của nguyên tố nào trong các chất trên có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất

=> nguyên tử Cl có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất ( 7 electron )

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)