Bài 34. Thực vật

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 115)

Hướng dẫn giải

- Tên các loài thực vật trong hình: cây dừa, cây hoa súng.

- Thực vật có thể sống ở trên cạn hoặc dưới nước.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 115)

Hướng dẫn giải

Nhận xét:

`-` Số lượng loài của ngành hạt kín là nhiều nhất, với `10300` loài

`-` Số lượng loài của ngành hạt trần là ít nhất, với `69` loài.

(Trả lời bởi 『Kuroba ム Tsuki Ryoo...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 116)

Hướng dẫn giải

`-` Kích thước của mỗi loài thực vật là khác nhau, có cây chỉ cao được vài `mm,` có cây thì cao tới vài `m`.

`-` Môi trường sống từng loài rất đa dạng. Có loài sống ở các vùng đồi núi, có loài sống ở sa mạc, có loài sống ở vùng nước lợ, ...

(Trả lời bởi 『Kuroba ム Tsuki Ryoo...)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 117)

Hướng dẫn giải

Ở những nơi khô hạn, có ánh nắng chiếu trực tiếp thì rêu không sống được vì rêu chưa có rễ thật và hệ mạch nên chưa thể thực hiện được chức năng dẫn nước.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 117)

Hướng dẫn giải

Để tránh rêu mọc ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta cần:

- Sử dụng sơn tường có khả năng chống rêu mốc.

- Thường xuyên cọ rửa sân, bậc thêm.

- Tránh để chân tường, sân, bậc thềm bị ẩm thấp.

- Phát quang cành lá rậm rạp xung quanh (nếu có).

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 118)

Hướng dẫn giải

- Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ gồm rễ, thân, lá: 

+ Rễ thật, thân đã có mạch dẫn. 

+ Lá phát triển, mặt sau lá già có các đốm là túi bào tử, lá non thường cuộn tròn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 118)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm để nhận biết cây thông là cây hạt trần:

+ Là cây gỗ có kích thước lớn với hệ mạch dẫn phát triển.

+ Chưa có hoa và quả.

+ Sinh sản bằng hạt nằm trên các lá noãn hở.

(Trả lời bởi lilith.)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 118)

Hướng dẫn giải

- Một số loài thực vật hạt kín: cây bí ngô, cây táo, cây bưởi,... 

(Trả lời bởi lilith.)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 119)

Hướng dẫn giải

1. So sánh các ngành thực vật về môi trường sống, cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản:

Nhóm

thực vật

Môi trường sống

Cấu tạo đặc trưng

Hình thức sinh sản

Rêu

Nơi ẩm ướt

- Chưa có hệ mạch

- Rễ giả

- Sinh sản bằng bào tử

Sinh sản bằng bào tử

Dương xỉ

Nơi ẩm ướt

- Có hệ mạch

- Rễ, thân, lá thật; lá non thường cuộn ở đầu

- Không có hạt, sinh sản bằng bào tử

Sinh sản bằng bào tử

Hạt trần

Vùng ôn đới

- Có hệ mạch

- Rễ, thân, lá thật phát triển

- Có hạt, hạt nằm trên lá noãn, không có hoa

Sinh sản hữu tính bằng hạt

Hạt kín

Ở khắp nơi

- Có hệ mạch

- Rễ, thân, lá thật phát triển.

- Có hạt, hạt nằm trong quả, có hoa

Sinh sản hữu tính bằng hạt

 
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 8 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 119)

Hướng dẫn giải

- Tác dụng của cây trồng trong nhà:

+ Hấp thụ bớt lượng CO2 có trong không khí

+ Làm sạch không khí trong nhà.

+ Làm cảnh, trang trí

+ Giảm bức xạ từ các thiết bị điện tử

- Tên một số loại cây nên trồng trong nhà: cây kim tiền, cây sống đời, cây trầu bà...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)