Bài 3. Đường trung bình của tam giác

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều trang 62)

Hướng dẫn giải

Quan sát hình ta thấy D và trung điểm của đoạn thẳng AB và E là trung điểm của đoạn thẳng AC.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 62)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều trang 63)

Hướng dẫn giải

a) Vì MN là đường trung bình của tam giác ABC nên M là trung điểm AB và N là trung điểm AC.

Khi đó \(\frac{{AM}}{{MB}} = \frac{{AN}}{{NC}}\) suy ra \(MN\parallel BC\) (Định lý Thales đảo trong tam giác ABC).

b) M là trung điểm AB nên \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{1}{2}\).

Xét tam giác ABC với \(MN\parallel BC\) ta có:

\(\frac{{MN}}{{BC}} = \frac{{AM}}{{AB}} = \frac{1}{2}\) (Hệ quả của định lý Thales)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 64)

Hướng dẫn giải

a)      Vì M và P lần lượt là trung điểm của hai cạnh AD, AC nên MP là đường trung bình của tam giác ADC.

\( \Rightarrow MP\parallel AB\parallel CD\,\,\left( 1 \right)\)

Vì P và N lần lượt là trung điểm của hai cạnh AC, BC nên PN là đường trung bình của tam giác ABC.

\( \Rightarrow PN\parallel AB\parallel CD\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta có \(MP \equiv PN\) hay ba điểm M, N, P thẳng hàng.

b)     Vì MP là đường trung bình của tam giác ADC nên \(MP = \frac{1}{2}DC\).

Vì PN là đường trung bình của tam giác ABC nên \(PN = \frac{1}{2}AB\).

Ta có:

\(MN = MP + PN = \frac{1}{2}DC + \frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}\left( {DC + AB} \right)\)

Vậy \(MN = \frac{1}{2}\left( {AB + CD} \right)\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Cánh Diều trang 65)

Hướng dẫn giải

Theo đề bài ta có \(MN//BC\) nên \(\frac{AM}{MB} = \frac{AN}{NC}\)

Mà \( AM = MB\)

\(\Rightarrow \frac{AM}{MB} = \frac{AN}{NC} = 1 \Rightarrow AN = NC\)

\(\Rightarrow\) N là trung điểm của AC

Khi đó MN là đường trung bình của tam giác ABC

\( \Rightarrow MN = \frac{1}{2}BC\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Cánh Diều trang 65)

Hướng dẫn giải

a)      Vì \(AP = PN = NB\) nên N là trung điểm BP.

Mà M là trung điểm BC nên MN là đường trung bình của tam giác BPC.

\( \Rightarrow MN//CP\)

b)     Tam giác AMN có \(MN//CP\) nên:

\(\frac{{AP}}{{PN}} = \frac{{AQ}}{{QM}}\) (Định lý Thales)

Mà \(AP = PN = NB\) nên P là trung điểm AN hay \(\frac{{AP}}{{PN}} = 1\)

\( \Rightarrow \frac{{AQ}}{{QM}} = 1 \Rightarrow AQ = QM\).

c)      P là trung điểm AN, Q là trung điểm AM nên PQ là đường trung bình của tam giác AMN.

\( \Rightarrow PQ = \frac{1}{2}MN\)

Mà MN là đường trung bình của tam giác BPC nên \(MN = \frac{1}{2}CP \Rightarrow CP = 2MN\)

Vậy \(CP = 4PQ\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Cánh Diều trang 65)

Hướng dẫn giải

a)      Vì M và N lần lượt là trung điểm của AB và BC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC.

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}MN//AC\\MN = \frac{1}{2}AC\end{array} \right.\)

Vì P và Q lần lượt là trung điểm của CD và DA nên PQ là đường trung bình của tam giác ACD.

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}PQ//AC\\PQ = \frac{1}{2}AC\end{array} \right.\)

Khi đó \(MN//PQ\) và \(MN = PQ\).

Vậy tứ giác MNPQ là hình bình hành (dhnb).

b)     Vì Q và M lần lượt là trung điểm của DA và AB nên QM là đường trung bình của tam giác ABD.

\( \Rightarrow QM = \frac{1}{2}BD\)

Mà \(AC = BD\) và \(MN = \frac{1}{2}AC\) nên \(QM = MN\).

Mà MNPQ là hình bình hành nên khi đó MNPQ là hình thoi (dhnb).

c)      Ta có:

\(\left. \begin{array}{l}AC \bot BD\\QM//BD\\MN//AC\end{array} \right\} \Rightarrow QM \bot MN\)

Mà MNPQ là hình bình hành nên khi đó MNPQ là hình chữ nhật (dhnb).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Cánh Diều trang 65)

Hướng dẫn giải

Vì M, N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB, BH nên ta có:

MN là đường trung bình tam giác ABH \( \Rightarrow MN//AH\) mà \(AH \bot BC\) nên \(MN \bot BC\) (1)

Vì P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng CH, AC nên ta có:

PQ là đường trung bình tam giác AHC \( \Rightarrow PQ//AH\) mà \(AH \bot BC\) nên \(QP \bot BC\) (2)

Vì P, N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng CH, BH nên ta có:

PN là đường trung bình tam giác BHC \( \Rightarrow PN//BC\) mà \(AH \bot BC\) nên \(PN \bot AH\)(3)

Vì M, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB, AC nên ta có:

MQ là đường trung bình tam giác ABC \( \Rightarrow MQ//BC\) mà \(AH \bot BC\) nên \(MQ \bot AH\)(4)

Từ (1), (2), (3), (4) ta có \(\widehat {MNP} = \widehat {NPQ} = \widehat {PQM} = \widehat {QMN} = 90^\circ \)

Vậy tứ giác MNPQ là hình chữ nhật (dhnb).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (65)

Hướng dẫn giải

Vì MN là đường trung bình của tam giác ABC nên \(MN = \frac{1}{2}BC \Rightarrow BC = 2MN = 2.4,5 = 9m\)

Vậy khoảng cách giữa hai mép dưới của mái là 9m.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)