Bài 1. Hai đường thẳng vuông góc

Giải mục 1 trang 54, 55 (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

Khi thay đổi vị trí của điểm $M$, góc giữa $a'$ và $b'$ sẽ không thay đổi. Điều này có nghĩa là cho dù ta di chuyển điểm $M$, hai đường thẳng $a'$ và $b'$ vẫn song song với nhau và góc giữa chúng không đổi.

(Trả lời bởi HaNa)
Thảo luận (1)

Giải mục 1 trang 54, 55 (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

tham khảo:

Thực hành 1 trang 55 Toán 11 tập 2 Chân trời

a) Trong tam giác ABC có MN là đường trung bình nên MN//AC

Mà AA' // DD'

Nên góc giữa MN và DD' là góc giữa AC Và AA'

b) Vì MN//AC nên góc giữa MN và CD' là góc giữa AC và CD'

c) Trong tam giác AA'D' có EF là đường trung bình nên EF//AD'

Mà CC'//AA'

Nên góc giữa EF và CC' là góc giữa AA' và AD'

(Trả lời bởi Bùi Nguyên Khải)
Thảo luận (1)

Giải mục 1 trang 54, 55 (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

Ta có:\(a||OM\Rightarrow\left(a,b\right)=\left(OM,b\right)=\widehat{MON}=90^o\).

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Giải mục 2 trang 55 (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

a) \(\left( {AB,BB'} \right) = \widehat {ABB'} = {90^ \circ }\).

b) Ta có: \(DD'\parallel BB' \Rightarrow \left( {AB,DD'} \right) = \left( {AB,BB'} \right) = {90^ \circ }\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giải mục 2 trang 55 (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

a) Các đường thẳng vuông góc với \(AC\) là: \(B{\rm{D}},B'D',AA',BB',CC',DD'\).

b) Các đường thẳng chéo với \(AC\) là: \(B'D',BB',DD'\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Giải mục 2 trang 55 (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO:

Các đường thẳng vuông góc với a là: chân tường, mép các viên gạch ốp,...

(Trả lời bởi Bùi Nguyên Khải)
Thảo luận (1)

Bài 1 trang 56 (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO:

Bài tập 1 trang 56 Toán 11 tập 2 Chân trời

CD//AB nên góc giữa SB và CD là góc giữa AB và SB, \(\widehat{ABS}\)

CB//AD nên góc giữa SD và CB là góc giữa SD và AD, \(\widehat{ADS}\)

Ta có: tan\(\widehat{ABS}\)=tan\(\widehat{ADS}\)=\(\dfrac{a\sqrt{3}}{a}=\sqrt{3}\)

Suy ra \(\widehat{ABS}\)=\(\widehat{ADS}\)=\(\dfrac{\pi}{3}\)

(Trả lời bởi Bùi Nguyên Khải)
Thảo luận (1)

Bài 2 trang 56 (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

loading...

Giả sử tứ diện đều \(ABCD\) có cạnh bằng \(a\). Gọi \(M,N,P\) lần lượt là trung điểm của \(AC,BC,A{\rm{D}}\).

\(M\) là trung điểm của \(AC\)

\(N\) là trung điểm của \(BC\)

\( \Rightarrow MN\) là đường trung bình của tam giác \(ABC\)

\( \Rightarrow MN\parallel AB,MN = \frac{1}{2}AB = \frac{a}{2}\)

\(M\) là trung điểm của \(AC\)

\(P\) là trung điểm của \(AD\)

\( \Rightarrow MP\) là đường trung bình của tam giác \(AC{\rm{D}}\)

\( \Rightarrow MP\parallel C{\rm{D,MP}} = \frac{1}{2}C{\rm{D}} = \frac{a}{2}\)

Ta có: \(MN\parallel AB,MP\parallel C{\rm{D}} \Rightarrow \left( {AB,C{\rm{D}}} \right) = \left( {MN,MP} \right) = \widehat {NMP}\)

Ta có: \(BP\) là trung tuyến của tam giác \(ABD\)\( \Rightarrow BP = \frac{{\sqrt {2\left( {A{B^2} + B{{\rm{D}}^2}} \right) - A{{\rm{D}}^2}} }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

\(CP\) là trung tuyến của tam giác \(ACD\)\( \Rightarrow CP = \frac{{\sqrt {2\left( {A{C^2} + C{{\rm{D}}^2}} \right) - A{{\rm{D}}^2}} }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

\(NP\) là trung tuyến của tam giác \(BCP\)\( \Rightarrow NP = \frac{{\sqrt {2\left( {B{P^2} + C{{\rm{P}}^2}} \right) - B{C^2}} }}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

Xét tam giác \(MNP\) có:

\(\cos \widehat {NMP} = \frac{{M{N^2} + M{P^2} - N{P^2}}}{{2.MN.MP}} = 0 \Rightarrow \widehat {NMP} = {90^ \circ }\)

Vậy \(\left( {AB,C{\rm{D}}} \right) = {90^ \circ }\).

 

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 3 trang 56 (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

loading...

 

\(\Delta SAB,\Delta SAC\) đều \( \Rightarrow AB = {\rm{A}}C = a\)

\(BC = \sqrt {S{B^2} + S{C^2}}  = a\sqrt 2 \)

\( \Rightarrow \Delta ABC\) vuông cân tại \(A\)

\(AJ\) là trung tuyến của tam giác \(ABC\)\( \Rightarrow AJ = \frac{1}{2}BC = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

\(\Delta SBC\) vuông cân tại \(S\) có \(SJ\) là trung tuyến

\( \Rightarrow SJ = \frac{1}{2}BC = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)

\(IJ\) là trung tuyến của tam giác \(SAJ\)\( \Rightarrow IJ = \frac{{\sqrt {2\left( {A{J^2} + S{J^2}} \right) - S{A^2}} }}{2} = \frac{a}{2}\)

\(AI = \frac{1}{2}SA = \frac{a}{2};BJ = \frac{1}{2}BC = \frac{a}{2}\)

Xét tam giác \(AIJ\) có: \(A{I^2} + I{J^2} = A{J^2}\)

\( \Rightarrow \Delta AIJ\) vuông tại \(I\)\( \Rightarrow AI \bot IJ \Rightarrow SA \bot IJ\)

\(\Delta SAB\) đều \( \Rightarrow BI = \sqrt {A{B^2} - A{I^2}}  = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

Xét tam giác \(BIJ\) có: \(B{J^2} + I{J^2} = B{I^2}\)

\( \Rightarrow \Delta BIJ\) vuông tại \(J\)\( \Rightarrow BJ \bot IJ \Rightarrow BC \bot IJ\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài 4 trang 56 (SGK Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

THAM KHẢO:

Bài tập 4 trang 56 Toán 11 tập 2 Chân trời

Tam giác ACD đều cạnh a có AK là trung tuyến nên AK=\(\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)a

Gọi I là trung điểm của BD

Tam giác ABD đều cạnh a có AI là trung tuyến nên AI=\(\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)a

Tam giác BCD có IK là đường trung bình nên IK//BC, IK=\(\dfrac{1}{2}\)BC=\(\dfrac{1}{2}\)a

Ta có: cos\(\widehat{AKI}\)=\(\dfrac{\left(\dfrac{\sqrt{3}}{2}\right)^2+\left(\dfrac{1}{2}\right)^2-\left(\dfrac{\sqrt{3}}{2}\right)^2}{2.\dfrac{\sqrt{3}}{2}.\dfrac{1}{2}}=\dfrac{\sqrt{3}}{6}\)

Nên \(\widehat{AKI}\)=\(73,2^0\)

Vì BC//IK nên góc giữa AK và BC là góc giữa AK và KI và bằng \(73,2^0\)

(Trả lời bởi Bùi Nguyên Khải)
Thảo luận (1)