Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Linh

Xác định BPTT VÀ viết đoạn văn ngắn về tác dụng

1 . Trăng ơi từ đâu đến

Hay từ cánh đồng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ treo trc nhà

2 . Tre xanh xanh tự bao giờ

Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy gục lá mong manh

Mà sao nên lũy nên cành tre ơi

Các bạn giúp mk nhé

Hn CN thứ hai mình p nộp r

Thảo Phương
14 tháng 7 2019 lúc 16:58

1)Trăng ơi...từ đâu đến? Một câu nói nghe có vẻ chẳng có gì nổi bật,nhưng khi ta đọc đi đọc lại thật nhiều lần,chúng ta sẽ cảm thấy câu nói nayfthaatj hồn nhiên và thơ mộng.Vốn dĩ từ trước đến nay,trăng chỉ là một sự vật chứ không biết nói biết cười.Nhưng trong đoạn thơ,tác giả hỏi trăng với một câu hỏi đầy ngây ngô ngộ nghĩnh.Đây là một câu hỏi đầy trẻ thơ vì chỉ có trẻ con mới có thể nghĩ rằng trăng biết nói.Và cũng chỉ có trẻ con mới nghĩ rằng thế giới quanh nó là cổ tích.Biện pháp tu từ nhân hóa đã cho em thấy được điều đó.Nó làm cho thế giới của trăng gần gũi với chúng ta hơn,thân thiện hơn.Trăng bay như quả bóng.Câu thơ này mang tính chất của một phép so sánh.Phép so sánh ngang bằng miêu tả ông trăng như một quả bóng bay lơ lửng trên trời sao.Thật đẹp phải không nào!Đúng vậy,dù chỉ là một biện pháp tu từ nhưng so sánh đã làm cho chúng ta thấy nó cũng rất quan trọng trong văn chương-làm cho câu văn hay hơn,sinh động và gần gũi hơn.Phép nhân hóa và so sánh trong đoạn thơ này đã góp phần không nhỏ tới ý nghĩa của đoạn văn.

2)

Thời Sênh
15 tháng 7 2019 lúc 8:29

1. - Biện pháp tu từ so sánh: "Trăng hồng như quả chín

Tác dụng của biện pháp so sánh: Nhà thơ so sánh trăng với những sự vật gần gũi trong thiên nhiên, đời sống con người Hình ảnh so sánh đó bộc lộ khả năng liên tưởng phong phú, sự tinh tế trong quan sát, sự hồn nhiên trong sáng của tâm hồn trẻ thơ.

Nguyen
14 tháng 7 2019 lúc 15:50

1.

Bài thơ Trăng Ơi … từ đâu đến là một bài thơ hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bài thơ với nội dung miêu tả ánh trăng vô cùng gần gũi, rất giàu trí tưởng tượng.

Bài thơ tác giả đã sử dụng điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” từ khổ thơ đầu đến khổ thơ cuối của bài thơ. Điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” như là một câu hỏi, gợi lên bao cảm xúc thật bâng khuâng và mênh mang.

Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: “Hay từ cánh đồng xa”, “Hay biển xanh diệu kì”, “Hay từ một sân chơi”, “Hay từ lời mẹ ru” Hay từ đường hành quân”, hay “Trăng đi khắp mọi miền”, ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ đã không còn không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.

“Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà”.

Hai chữ “lửng lơ” gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên “trước nhà” thật gần gũi thân thương. Đối với lứa tuổi trẻ em ở vùng nông thôn thì vầng trăng khi nào cũng thật đẹp, thật gần gũi

Nguyen
14 tháng 7 2019 lúc 15:51

2.

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm... đã phần nào thể hiện những đức tính quí báu của dân tộc ta.

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh.

B.Thị Anh Thơ
14 tháng 7 2019 lúc 17:11

Trần Đăng Khoa có 2 bài thơ Trăng: bài "Trăng sáng sân nhà em" viết năm lên 8 tuổi, và bài "Trăng ơi... từ đâu đến?" viết năm lên 10 tuổi, vào một đêm trung thu đẹp.

Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, gồm có 6 khổ thơ. Câu "Trăng ơi... từ đâu đến?" được điệp lại 5 lần, đều đứng đầu khổ thơ (1-5). Trăng được ví với quả chín, mắt cá, quả bóng. Trăng được hóa thành: "lửng lơ lên", "không bao giờ chớp mi", "trăng bay", trăng "thương Cuội", "trăng soi chú bộ đội", "trăng đi khắp mọi miền". Không gian nghệ thuật được mở rộng trên một khung cảnh bao la: cánh rừng, biển xanh, sân chơi, từ lời ru của mẹ hiền, trên đường hành quân của chú bộ đội... trăng đến "khắp mọi miền" gần xa của đất nước.

Bài thơ mang vẻ đẹp hồn nhiên, ngộ nghĩnh như một bài đồng dao quen thuộc: "Ông giẳng, ông giăng - Xuống chơi với tôi - Có bầu có bạn - Có ván cơm xôi...".

Tác giả vừa hỏi vừa tự trả lời, so sánh, nhân hóa kết hợp với điệp từ, điệp cú tạo nên vần thơ đẹp, hình tượng đẹp, cảm xức ngạc nhiên, bâng khuâng. Ba khổ thơ đầu đầy thi vị. Hình tượng thơ cũng là vẻ đẹp của vầng trăng thu.

Từ cánh đồng xa hiện lên, "Trăng hồng như quả chín - Lửng lơ lên mái nhà?". Ánh trăng hồng dịu ngọt.

Từ biển xanh mọc lên, "Trăng tròn như mắt cá - Không bao giờ chớp mi". Ánh trăng thu trong xanh.

Từ một sân chơi, trăng tròn,"Trăng bay như quá bóng - Bạn nào đá lên trời" vẫn bản ghi là: "Đứa nào đá lên trời".

Hình tượng nào cũng độc đáo, giàu trí tưởng tượng, có nhiều khám phá mới mẻ. Chất thơ, hồn thơ ở đây là sự ngộ nghĩnh, trong sáng, hồn nhiên

Khổ thơ thứ tư là một liên tưởng khéo. Vần thơ gắn liền với lời ru con của mẹ hiền, hòa nhập với cổ tích, với đồng dao. Một em bé lên 10 tuổi mà viết được những câu thơ như thế này thật là "ghê gớm":

"Trăng ơi... từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!"

Khổ thứ 5 nói về trăng chiến trường. Khổ 6 nói về vẻ đẹp trăng và vẻ đẹp Đất Nước. Ý tưởng sâu sắc, nhưng ngôn ngữ thơ chưa vươn tới tầm ý tưởng ấy. Điệp ngữ "hay từ" xuất hiện nhiều lần tạo nên bao bâng khuâng xúc động; em bé vừa trò chuyện với trăng vừa tự khám phá tâm hồn minh.

Bài thơ 'Trăng ơi... từ đâu đến?" là một bài thơ trăng đẹp. Tinh yêu trăng, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước hội tụ qua những vần thơ nên thơ và thật thơ.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
14 tháng 7 2019 lúc 21:21

2)

Cây tre, từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp đẽ về sức sống và phẩm cách của con người ViệtNam. Bài “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác trong thời kỳ đế quốc Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh huỷ diệt đất nước ta, thêm một lần nữa khẳng định điều này bằng những hình ảnh giàu sức khái quát và cách nói hồn nhiên, trong sáng:

Tre xanh,/

Xanh tự bao giờ?//

Và liền sau đó là một câu trả lời: Chuyện ngày xưa... Chuyện về cây tre gợi cho người đọc khả năng liên tưởng đến những thần thoại, cổ tích. Chính không khí huyền thoại của khổ thơ đầu đã góp phần làm cho độc giả trong suốt cả bài thơ hiểu rõ ý nghĩa biểu trưng của cây tre Việt Nam. Từng bước, từng bước, qua mỗi khổ thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh cây tre với những đặc tính của dân tộc Việt Nam: cần cù, lạc quan, thương yêu đùm bọc và kiên cường, bất khuất.

Đọc xong bài thơ, tôi cứ tự hỏi: có bao nhiêu hình ảnh xuyên suốt bài thơ? Hình như chỉ có một. Điều này chẳng đã được dự báo từ đầu đề của bài thơ? Đúng thật, bài thơ nói về cây tre, loại cây mọc khắp làng quê Việt Nam. Đó là tre Việt Nam, có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam.

Cây tre thân thiết với mỗi người Việt Nam nên mỗi chi tiết về nó, dù thoáng qua vẫn gợi nên tình cảm thân thương, quý mến.

Thân gầy guộc, / lá mong manh

Mà sao nên luỹ, / nên thành / tre ơi? //

Những từ gầy guộc, mong manh trong câu thơ giản dị, không có vẻ được trau chuốt nhưng đọc lên sao xúc động ? Đúng là tả tre nhưng lại thân thiết như nói về ta, nói về chính ta ?

Ở đâu / tre cũng xanh tươi /

Cho dù đất sỏi / đất vôi bạc màu?

Cũng kì lạ, thuộc vào loại cây thân gầy, lá mỏng, vậy mà sức chịu đựng của tre thật kỳ diệu! Tre có thể mọc ở bất kỳ đâu, trong điều kiện đất đai cằn cỗi như thế nào... mà vẫn tươi xanh lạ thường. Dạng đặc biệt của câu hỏi tu từ ở đây là: có câu trả lời, mà là câu trả lời phiếm chỉ:

Có gì đâu, / có gì đâu /

Mỡ màu ít, / chắt dồn lâu / hoá nhiều.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
thảo mai nguyễn thảo mai
Xem chi tiết
Trần Thị Duyên
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
Darth Vader
Xem chi tiết
Trịnh Thị Quỳnh Anh
Xem chi tiết
khuất thanh xuân
Xem chi tiết
Lê Thị Ánh Thuận
Xem chi tiết
maithidieulinh
Xem chi tiết