Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thị Duyên

Cho bài thơ

"Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất đất vôi bạc màu...."

Hãy trình bày cảm nhận của bạn từ những dòng thơ trên.

( trả lời càng nhanh càng tốt nhé các bạn. Cảm ơn các bạn nhiều)

Third
25 tháng 5 2017 lúc 8:22

Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất,cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là thủ pháp nghệ thuật thuộc hệmỹ cảm của văn học phương Đông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng.Nhất là trong chế độ phong kiến, con người luôn phải giấu đi cái tôi cá thể, thì thủpháp nghệ thuật này càng được phát huy, làm nên một thời đại văn chương phingã. Các loài cây quí như: tùng, cúc, trúc, mai, sen, đào… trở thành hình tượngtrung tâm, tượng trưng cho người quân tử, người trí thức phong kiến với phẩmchất thanh cao. Bên cạnh dòng văn học viết, văn học dân gian cũng sử dụng lối nói ví von, sosánh loài cây với thân phận con người. Chẳng hạn, những con người nghèo khổ,yếu đuối, thấp cổ bé họng, những con người “dưới đáy” thường được ví như cỏdại, hoa dại, khoai, sắn, lau, sậy… Bài thơ Tre Việt Nam được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972,khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyếtliệt nhất , phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh lực của toàn dân tộc đểchiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. Kế thừa và phát huy thủ pháp nghệ thuật thuộc hệ mỹ cảm truyền thống, bàithơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy đã vượt thoát khỏi quan niệm văn chương phingã và xác lập một tư tưởng nghệ thuật hiện đại. Chọn hình tượng cây tre ViệtNam làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quíbáu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốtchiều dài lịch sử là một phát hiện độc đáo, một đặc trưng nghệ thuật của thi tưởngNguyễn Duy. Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽchỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu íchvà trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức Việt Nam tự bao đời. Khôngkiêu hãnh cô độc như tùng bách, không kiêu sa như các loài hoa hương sắc, khôngthấp thỏi, khiêm nhường như cỏ, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnhliệt: Thân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên luỹ nên thành tre ơi Ở đâu tre cũng xanh tươiDù cho đất sỏi đất vôi bạc màu Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đấtbạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thànhluỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của phẩm chất Việt Nam. Bằng hình ảnh đối lập giữa thân gầy guộclá mong manh với xanh tươi, nên luỹ nên thành, bài thơ khẳng định giá trị, nhânphẩm Việt Nam. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất/ vật chất là vẻ đẹptâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ còn xây dựng cảmột hệ thống hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động mang ý nghĩa biểutrưng cho tính cách Việt Nam.

Xem nội dung đầy đủ tại:
http://123doc.org/document/2500009-cam-nhan-bai-tho-tre-viet-nam.htm

tran trong bac
25 tháng 5 2017 lúc 9:07

Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vô cùng bâng khuâng chạnh lòng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài.

Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Giong, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.

Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta:

Thứ nhất là vẻ đẹp của màu sắc, hình dáng của những cây tre xanh nước ta:

“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.

Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 3 2017 lúc 19:01

bài văn hay đoạn văn hả bạn.


Các câu hỏi tương tự
thảo mai nguyễn thảo mai
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Hương
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
khuất thanh xuân
Xem chi tiết
Quàng Văn Bắc
Xem chi tiết
maithidieulinh
Xem chi tiết
trần vân hà
Xem chi tiết
Dung Trương hihi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết