Chỉ với câu thơ đầu tiên chúng ta đã cảm nhận được trong ánh trăng của Nguyễn Du có gì đó rất thánh thiện và cũng rực sáng như thế tâm trạng con người giúp cho chính ánh trăng cũng đẹp như vậy. Còn với Lí Bạch thì lại khác, ánh trăng ở đây lại có nét man mác buồn và cô liêu, như sương như khói. Chính những hình ảnh ấy đã làm cho chúng ta có sự so sánh và để trong câu thơ cuối cùng, chúng ta đã hiểu ra tại sao trăng trong thơ của Lí Bạch lại buồn như vậy. Tất cả là bởi vì ông đang nhớ tới quê nhà, nhớ về những kỉ niệm của mình. Chúng ta cũng đã biết Lí Bạch là con người có nhiều ý tưởng lớn. do đó ông thường xuyên đi đây đi đó nên không thể tránh khỏi có những lúc ông lại khao khát được trở về với quê hương của mình.Qua bài thơ, chúng ta thấy được cách làm thơ tài tình của vị Thi tiên bấy giờ. Chỉ là một bài thơ ngẫu hứng nhưng những tác phẩm của ông lại mang tình cảm sâu sắc như gợi nhớ cho mọi người những kỉ niệm của họ về thời ấu thơ cùng quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình
Qua bài thơ ''Tĩnh dạ tứ'' em thấy Lí Bạch có một tình cảm tha thiết, sâu nặng đối với quê hương. Sống ở kinh đô Trường An nhưng nhà thơ vẫn nặng lòng với cố hương nhất là vào những đêm trăng sáng. Nhà thơ trằn trọc không ngủ được khi nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa sổ rọi vào đầu giường. Mỗi lần trông thấy trăng ông lại nhớ tới quê nhà. Vì thuở nhỏ, ông thường trèo lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà để ngắm trăng và từ đó ông không có dịp về quê nhà. Thật xúc động biết bao khi nhà thơ ngẩn đầu nhìn thấy vầng trăng xa cũng lạnh lẽo, đơn côi như mình lập tức nhà thơ cúi đầu không phải nhìn sương mà để nhớ về quê hương, nghĩ về quê xa. Qua bài thơ mà tác giả muốn thể hiện cảm nghĩ của mình đó chính là tình yêu và nỗi nhớ quê hương da diết. Và em cũng còn thấy được tình cảm quê hương luôn thường trực trong tâm hồn của những người xa quê.