Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:
– Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm xâm hại trẻ em có xu hướng gia tăng, trong đó, tội phạm xâm hại tình dục chiếm một tỉ lệ lớn. Hành vi xâm hại tình dục không chỉ gây ra cho các em nỗi đau đớn về thể xác mà còn để lại những sang chấn tâm lí lâu dài và hết sức nặng nề. Vậy thực trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
– Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi mà một người trưởng thành dùng vị thế hoặc vũ lực nhằm dụ dỗ hoặc cưỡng ép trẻ vị thành niên tham gia vào hoạt động tình dục. Nạn nhân bị xâm hại tình dục bao gồm cả trẻ em trai và gái. Các trẻ em bị xâm hại tình dục thường bị đe doạ, hãm hại nếu nói ra sự việc. Đây là những tội ác cực kì nguy hiểm đối với xã hội với khung hình phạt cao nhất là tử hình. . ‘
– Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em khá đa dạng, thuộc mọi tầng lóp, trong đó có cả những cán bộ có chức quyền. Và điều đáng nói hơn là, có nhiều vụ án, các em bị chính những người thân ruột thịt của mình xâm hại. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an, trong năm 2014, toàn quốc phát hiện 1.885 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có 1.544 vụ xâm hại tình dục (chiếm hơn 80%). Nhưng đây hẳn chưa phải là con số chính xác, vì có nhiều trường hợp các em bị xâm hại nhưng gia đình, người thân không phát hiện hoặc phát hiện nhưng vì nhiều lí do nên không trình báo với cơ quan chức năng.
– Hậu quả, các em bị xâm hại tình dục không chỉ bị đau đớn về mặt thể xác, bị đe doạ đến tính mạng, có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, mà còn phải gánh chịu những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về mặt tịnh thần. Trẻ em bị xâm hại tình dục thường mắc chứng hoang mang cực độ, hoặc tâm thần, khó hoà nhập lại vói cuộc sống bình thường. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đồng thời cũng làm tan nát bao nhiêu gia đình; gây nên sự hoang mang, lo sợ và phẫn nộ trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an xã hội.
– Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. về nguyên nhân khách quan, do sự phát tán phim ảnh, game online thiếu lành mạnh tràn lan trên mạng internet; do đa số đối tượng phạm tội có trình độ nhận thức thấp, nghề nghiệp không ổn định; do sử dụng rượu, bia quá mức dễ mất kiểm soát hành vi thú tính… Bên cạnh đó, nhiều trường họp, vì xấu hổ, sợ rắc rối nên nạn nhân và gia đình không trình báo cơ quan công an để xử lí nghiêm khắc, triệt để. Cách làm này vô tình đã trở thành tấm lá chắn che đậy tội ác cho kẻ phạm tội khiến hành vi coi thường pháp luật của chúng gia tăng.
– Về nguyên nhân chủ quan, do bận bịu với cuộc sống mưu sinh, nhiều gia đình đã sao nhãng trách nhiệm đối vói con cái. Một số em thiếu sự chăm sóc, bảo vệ của bố mẹ nên dễ bị đối tượng xấu xâm hại. Thông thường các em bị chính người thân, họ hàng hoặc hàng xóm xâm hại nhưng không dám nói vớ cha mẹ, đến khi họ phát hiện thì các em đã bị xâm hại nhiều lần. Cũng có khi, vì sự thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ nên một số em sa vào ăn chơi lêu lổng, học hành chểnh mảng, bắt chước hành động của người lớn qua phim ảnh. Bên cạnh đó, công tác phòng ngừa, tuyên truyền, giáo dục về đạo đức lối sống, pháp luật và kĩ năng tự phòng vệ cho trẻ em cùa nhà trường và xã hội cũng chưa cao và hiệu quả.
– Từ thực trạng trên, để góp phần phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này, chính quyền các cấp, nhà trường, các phương tiện thông tin truyền thông phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân và học sinh, tránh tình trạng nhiều gia đình biết con bị xâm hại tình dục nhưng không tố giác tội phạm; tăng cường quản lí mạng internet, kịp thòi ngăn chặn các phim ảnh, trò choi có nội dung không lành mạnh; quản lí chặt chẽ các đối tựợng có tiền án, tiền sự, có nguy cơ phạm tội xâm hại tình dục; xét xử nghiêm minh những trường họp phạm tội để răn đe.
– Các bậc cha mẹ cần quan tâm chăm sóc, quản lí, bảo vệ con cái; thường xuyên nâng cao cảnh giác, tránh tình trạng con bị xâm hại mà không hề hay biết; trẻ em cần được giáo dục cẩn thận về giới tính, về kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước sự xâm hại nói chung và xâm hại tình dục nói riêng.
– Nạn xâm hại tình dục trẻ em đang gia tăng đến mức báo động. Đây là một loại tội ác đặc biệt nghiêm trọng, cần phải bị cả xã hội lên án và loại bỏ. Để nâng cao hiệu quả phòng chống nạn xâm hại tình dục trẻ em, cần phải có sự phối họp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường, truyền thông, các cơ quan chức năng cũng như sức mạnh tổng họp của toàn xã hội.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí. Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường được báo đài đưa tin hàng ngày với hình ảnh rác thải tràn ngập cùng những số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Ngay gần đây, không khí của thành phố Hà Nội đã vượt mức ô nhiễm nặng nề. Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hậu quả của hiệu ứng nhà kính và hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém và giải pháp bảo vệ môi trường, xử lí rác thải vẫn chưa được thực hiện triệt để. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi người cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn tác hại của ô nhiễm môi trường, chúng ta cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được Trái đất, bảo vệ được chính cuộc sống cũng như sự phát triển của con người và tự nhiên.
Tri thức, học vấn của nhân loại đã tìm tòi và đúc kết qua hàng ngàn năm phát triển đều được tích luỹ, lưu truyền trong những cuốn sách. Đối với những kiến thức từ phổ thông, cơ bản tới chuyên sâu, chúng ta đều có thể tìm thấy được trong sách vở. Vì vậy, việc đọc sách là phương pháp đơn giản và hiệu quả để ta có thể tiếp cận tri thức và nâng cao học vấn của bản thân. Càng đọc nhiều sách và có phương pháp đọc đúng đắn, ta càng có điểm xuất phát cao và bước nhanh, bước xa hơn người khác. Đọc sách là việc chúng ta kế thừa những tri thức mà các thế hệ cha ông đã để lại, chiêm nghiệm và vận dụng chúng. Và nhờ đó, ta bước lên những bậc cao mới trên con đường học vấn. Nếu không tận dụng những thành quả đã được lưu truyền thì con người sẽ trở nên lạc hậu, tụt hậu. Tóm lại, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Hành vi này càng ngày càng phổ biến.2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác. Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè. Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô. Thầy cô xúc phạm đến học sinh. Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. Chưa có sự quan tâm từ gia đình. Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực. Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất. Làm cho gia đình họ bị đau thương. Làm cho xã hội bất ổn.b. Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện. Mọi người chê trách. Mất hết tương lai, sự nghiệp.5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất. Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái. Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Đây là một hành vi không tốt. Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.