Hướng dẫn soạn bài Từ trái nghĩa

Nguyễn Thị Hương Giang

Viết 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu phân tích câu tục ngữ " Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng

Ngày tháng 10 chưa cười đã tối"

Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa.

Giúp mình gấp với nhé!

Thảo Phương
6 tháng 8 2019 lúc 17:59

Trước đây, nhân dân ta chưa có những dụng cụ, máy móc khoa học để đo thời gian, nhưng chỉ bằng kinh nghiệm, bằng trực giác và vốn sống, họ đã có những nhận xét rất đúng đắn về độ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,/Ngày tháng mười chưa cười đã tối”Câu tục ngữ vừa có vần lưng (năm với nằm, mười với cười, vần với nhau), vừa có đối (đêm và ngày, tháng năm và tháng mười, nằm và cười, sáng và tối, đối nhau). Cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ: “chưa nằm đã sáng” để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Suy luận ra, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Do ánh sáng mùa hè, do mây mù mùa đông, và do kinh nghiệm cuộc sống, mà nhân dân ta nêu lên nhận xét rất đúng đắn: đêm mùa hè ngắn, ngày mùa đông ngắn. Nắm được độ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Đây là một câu tục ngữ đặc sắc.

Bình luận (0)
Vũ Minh Tuấn
6 tháng 8 2019 lúc 18:29

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đối với câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Có thể thấy tháng năm là tháng của mùa hè. Vào khoảng thời gian này đêm ngắn ngày dài vì thế cha ông ta sau bao nhiêu năm tháng sinh sống đã đúc kết và ví von đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Thời gian buổi tối trôi đi nhanh khiến cho con người cảm tưởng vừa mới chợp mắt thì trời đã sáng mất rồi. Sang đến câu thứ hai “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Tháng mười là tháng của mùa đông. Vào khoảng thời gian này ngày sẽ ngắn đi còn tối sẽ dài thêm. Mọi người sẽ được ngủ nhiều hơn làm. Với cách nói vần “mười” với “cười” và sự biểu đạt ý nghĩa hóm hỉnh dí dỏm. Câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi. Như vậy qua đây, ta có thể thấy được câu tục ngữ trên thể hiện được sự thay đổi của các tháng trong các mùa, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau. Để đúc kết được câu tục ngữ đó, cha ông ta đã phải mất nhiều thời gian sinh sống và chiêm nghiệm mới có thể làm được.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
6 tháng 8 2019 lúc 21:54

Đoạn văn :

"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
6 tháng 8 2019 lúc 22:10

Trước đây, nhân dân ta chưa có những dụng cụ, máy móc khoa học để đo thời gian, nhưng chỉ bằng kinh nghiệm, bằng trực giác và vốn sống, họ đã có những nhận xét rất đúng đắn về độ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu tục ngữ vừa có vần lưng (năm với nằm, mười với cười, vần với nhau), vừa có đối (đêm và ngày, tháng năm và tháng mười, nằm và cười, sáng và tối, đối nhau). Cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ: “chưa nằm đã sáng” để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Suy luận ra, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Do ánh sáng mùa hè, do mây mù mùa đông, và do kinh nghiệm cuộc sống, mà nhân dân ta nêu lên nhận xét rất đúng đắn: đêm mùa hè ngắn, ngày mùa đông ngắn. Nắm được độ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Đây là một câu tục ngữ đặc sắc.

Bình luận (0)
kayuha
6 tháng 8 2019 lúc 22:36

Kể từ khi con người Việt Nam xuất hiện, có miếng trầu xanh, quả cau nhỏ, có tiếng ru à ơi, có tên gọi bình dân mộc mạc thì khi đó cũng có những câu tục ngữ được hình thành. Văn hóa Việt Nam không chỉ dừng lại ở những phong tục tập quán mà nó còn là một hệ thống văn học mà trong đó văn học dân gian với những câu tục ngữ khúc chiết giàu ý nghĩa là một văn hóa bậc nhất. Nói về tục ngữ thiên nhiên có câu: “Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” Bầu trời trên đầu chúng ta cũng có muôn hình muôn trạng, muôn màu muôn vẻ. Khi thì trong xanh mây trắng, khi u ám đen sì, khi lại vàng vọt, khi đỏ âu, đặc biệt có lúc nó còn có màu mỡ gà. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên trời thay đổi màu sắc như con người thay quần áo mỗi ngày vậy. Màu trời như màu da người có, người khỏe thì da đẹp, trời yên bể lặng thì trong xanh cao vút. Trái lại thì sẽ tồi tệ. Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà. Có thể nói chỉ có một câu thôi nhưng cả một ý nghĩa lớn về cách nhìn hiện tượng thiên nhiên. Con người Việt Nam không tài giỏi đến mức có thể chế tạo ra những chiếc máy hạng tầm cỡ như Mỹ, như Nga nhưng việc đúc kết kinh nghiệm và sống hòa hợp với thiên nhiên thì chúng ta luôn có.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Anna Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Huệ Lộc
Xem chi tiết
Khánh Huyền Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Trinh
Xem chi tiết
lê thị hương giang
Xem chi tiết
Lê Như
Xem chi tiết
Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Edogawa Conan
Xem chi tiết