Văn bản ngữ văn 9

Nguyễn Phương Anh

Từ văn bản Kiều ở lầu ngưng Bích trích truyện kiền - Nguyễn du cùng với những hiểu biết của mình em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về lòng vị tha

B.Thị Anh Thơ
5 tháng 8 2019 lúc 22:40

"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời không nặng gánh bằng cha"

Câu đối trên đã treo trong nhà tôi suốt hơn chục năm nay, dù đã cũ mèm nhưng chưa bao giờ bị thay bằng thứ gì khác. Đó là lời răn dạy mà cha mẹ dành cho chúng tôi ngay từ khi còn nhỏ, để chúng tôi có thể thấu hiểu những khổ cực của cha mẹ và có một tấm lòng hiếu thảo chân thành với cha mẹ. Không chỉ vậy, chúng ta còn phải có lòng hiếu thảo với cả ông bà, với đất nước, nhưng những con người đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người. Lòng hiếu thảo chính là sợi dây gắn kết đầy yêu thương giữa các cá nhân trong gia đình, tập thể, để mối quan hệ ấy càng thêm bền vững và thắm thiết hơn bao giờ hết.

Vậy hiếu thảo được định nghĩa như thế nào? Theo tôi hiểu, hiếu thảo là tấm lòng yêu thương chăm sóc ông bà cha mẹ, luôn luôn đối xử chân thành, kính trọng hết mực và tình cảm yêu thương kính mến ấy phải xuất phát từ tận đáy lòng của người con, người cháu. Bởi khi ấy, họ đã thấu hiểu và ý thức được những gì ông bà cha mẹ hi sinh cho mình. Đặc biệt khi đấng sinh thành đã bước qua tuổi tráng niên, về già sức khỏe sa sút, bệnh tật liên miên, đây là lúc cần sự hiếu thảo của con cháu nhất, lúc này đây con cháu vẫn còn tận tình chăm sóc, hỏi han không ngại khó ngại khổ, sợ phiền phức thì mới thật là tấm lòng hiếu thảo đáng quý biết chừng nào.

Lòng hiếu thảo được biểu hiện thông qua cuộc sống thường ngày, sống chung với cha mẹ thì con cái phải biết tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn với cha mẹ, chăm chỉ học tập tu dưỡng đạo đức không để cha mẹ phải phiền lòng mà thay vào đó là tự hào vì con cái của mình. Nếu có phải rời xa cha mẹ đi làm ăn xa, thì phải thường xuyên thư từ, điện thoại thăm hỏi, để giảm bớt nỗi nhớ con, nỗi lo lắng của cha mẹ, có món gì ngon, món gì lạ đều nghĩ đến cha mẹ. Luôn lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ, có thời gian rảnh là lại về thăm cha mẹ, đưa cha mẹ đi chơi đây đó, đi khám sức khỏe định kỳ,.. Cố gắng kiếm thật nhiều tiền, ổn định cuộc sống, để có thể phụng dưỡng được cha mẹ, các bạn học sinh sinh viên nếu chưa thể kiếm tiền phụ giúp được cha mẹ thì phải có ý thức tiết kiệm, không ăn chơi đua đòi, tránh khiến cha mẹ phiền lòng. Làm phận con cái khi bước ra ngoài xã hội phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, phải biết tôn trọng pháp luật, đối xử với những người đáng tuổi cha mẹ mình như đối với cha mẹ mình, phải hết sức tôn kính, tránh những hành động kỳ thị, bất kính,... Một lòng hướng thiện, sống bao dung, hay giúp đỡ người khác, có thế mới được nhiều người tôn trọng, cha mẹ mình cũng được tiếng thơm là biết giáo dục con cái. Còn nếu làm ngược lại, cha mẹ sẽ là người đầu tiên phải chịu chỉ trích vì không giáo dục con tốt, đó là đại tội bất hiếu.

Hiếu thảo từ xưa đến nay luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, bậc con cái thời xưa luôn lấy chữ hiếu làm đầu, nếu bất hiếu với cha mẹ thì bị xem là đại tội, bị người đời phỉ báng. Bởi ông bà, cha mẹ là người đã có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta nên người, trong cả quá trình đó không biết đã phải chịu bao vất vả thiệt thòi chẳng thể nào kể hết. Vậy nên, hiếu thảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người, không ai được phép trốn tránh, điều đó là đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội. Một con người nếu có tấm lòng hiếu thảo vẹn toàn sẽ được nhiều người yêu mến và tôn trọng, trước hết là đến từ các bậc sinh thành sau đó là bạn bè, thầy cô,... Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có một mối quan hệ xã hội vô cùng tốt, sẽ góp phần tạo nên thành công cho bạn trong tương lai. Đặc biệt mỗi chúng ta, ai rồi cũng có gia đình riêng, có con cháu, sự hiếu thảo của chúng ta hôm nay chính là tấm gương sáng và rõ nhất cho con cháu của chúng ta noi theo, có như vậy cuộc sống về già của chúng ta mới có thể nhận được sự hiếu kính từ con cháu, âu đây cũng là nhân quả cả. Và cuối cùng, quan trọng nhất, lòng hiếu thảo chính là sợi dây tình cảm tuyệt vời giúp gắn kết các cá thể riêng biệt với nhau bằng tình yêu thương, sự tôn trọng, bằng sự hòa hợp trong một gia đình. Một gia đình có tốt thì xã hội mới có thể phát triển, đất nước mới có thể đi lên sánh ngang với các cường quốc năm châu được.

Hiện nay, xã hội phát triển, nhưng đi kèm đó là một bộ phận những con người có ý thức và đạo đức suy đồi. Không những cãi lại cha mẹ, ăn chơi trác táng, bóc lột từng đồng tiền cha mẹ làm ra, mà còn đánh đập, bỏ rơi cha mẹ già chỉ bởi họ cảm thấy người già thật phiền phức, vướng chân vướng tay. Đáng giận hơn nữa là thậm chí có kẻ chỉ vì chút mâu thuẫn nhỏ nhoi mà nỡ lòng ra tay sát hại cả cha mẹ của mình, đã thế chúng còn không hề ăn năn hối hận, thật không bằng loài súc sinh, bởi súc sinh còn có tình mẫu tử, chúng còn thương yêu nhau và có nhân tính hơn cả những kẻ nhẫn tâm kia.

Mỗi người học sinh chúng ta cần phải có tấm lòng hiếu thảo, phải biết yêu thương kính mến ông bà cha mẹ và những người thân trong gia đình. Sống đoàn kết, chia sẻ đùm bọc lẫn nhau, biết vâng lời người lớn, luôn ghi nhớ về công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Sau này khi ông bà, cha mẹ đã già cả, chúng ta phải biết phụng dưỡng chăm sóc tận tình, không được chê cha mẹ phiền toái, rắc rối, cản trở chúng ta. Bởi các bạn hãy nhớ rằng lúc ta còn nằm trong nôi cha mẹ đã phải khổ cực nuôi nấng chúng ta thành người như thế nào. Cha mẹ là những người có tấm lòng bao dung vĩ đại và sức mạnh phi thường biết bao, suốt mấy chục năm cuộc đời, đã khi nào chúng ta tự hỏi vì sao cha mẹ luôn phải dậy sớm, luôn phải đi làm ngày này qua tháng nọ, đó là bởi vì áp lực cơm áo gạo tiền, bởi phải nuôi những đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Chúng ta cũng đã bao giờ nghĩ vì sao bố mẹ không mua quần áo mới, một bộ cứ mặc năm này qua năm khác, vì sao cha mẹ không ăn thịt nạc, lại cứ chọn ăn thịt mỡ. Không phải vì cha mẹ thích như vậy đâu các bạn ạ, tất cả là để nhường cho chúng ta đó, cha mẹ luôn dành cho chúng ta những thứ tốt nhất trên đời. Như vậy cha mẹ đã luôn cho ta những điều tuyệt vời nhất và phận con cái chúng ta cũng phải dành cho cha mẹ những tình cảm trân quý nhất, thành thực nhất, ấy là tấm lòng hiếu thảo ngọt ngào yêu thương. Có như vậy, bậc làm cha làm mẹ mới được vui lòng và hạnh phúc, chúng ta mới hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của một người con ngoan.

Chúng ta là thế hệ trẻ, ai cũng có ông bà cha mẹ cần chăm sóc, hiếu thảo. Hiếu thảo không phải là việc gì khó, đôi khi đó chỉ là những câu hỏi thăm, tâm tình giữa cha mẹ và con cái để thấu hiểu nhau hơn, yêu thương nhau hơn, mối quan hệ gia đình thêm gắn kết. Vậy nên ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cố gắng thật hiếu thảo với ông bà cha m, bởi thời gian dần trôi đi, cha mẹ cũng theo đó mà già đi, đừng để lúc cha mẹ còn tại thế thì thờ ơ lạnh nhạt, đến khi cha mẹ đã an nghỉ thì lại bày vẽ đủ thứ lễ lộc thờ cúng. Đó có nghĩa lý gì không? Có chăng là chỉ để thỏa cái dục vọng mong muốn của chính bản thân chúng ta, chứ cha mẹ có còn nhận biết được đâu.

Bình luận (0)
minh nguyet
5 tháng 8 2019 lúc 23:21

Tham khảo:

"Chúng ta đầy khiếm khuyết và sai lầm; hãy để chúng ta cùng tha thứ cho sự nực cười của nhau - đó là luật đầu tiên của tự nhiên" (Voltaire). Cuộc sống sẽ bớt đi những điều nực cười nếu bạn và tôi biết nuôi dưỡng cho mình lòng vị tha. Chỉ là một cái gật đầu chấp nhận lời xin lỗi, một nụ cười là một lời tha thứ sau lỗi lầm của người khác hay hi sinh vì lợi ích chung nhưng cũng đủ để xóa tan những sắc màu ma mị đang làm sầu não tâm hồn con người. Vị tha không đơn thuần là một đức tính tốt mà còn là liều thuốc chữa lành vết thương, là chìa khóa mở cánh cửa cơ hội hoàn thiện bản thân mà ta nên trao cho người đang cần.Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn mình học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm điều sai trái, bạn không lên án gay gắt mà ngược lại, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai. Chắc chắn cuộc sống chúng ta sẽ tươi đẹp hơn, tập thể vững mạnh hơn, đó cũng chính là cách bạn đang gieo trồng một hạt giống tốt lành cho tâm hồn nhân loại, cho quá trình trưởng thành của nhân cách một con người. Song vẫn còn không ít cá nhân nhỏ nhen, khép mình vào khuôn khổ của sự khắt nghiệt, như mảnh đất cằn cỗi chẳng bao giờ chịu nuôi dưỡng hạt giống nào. Giữa thế giới lung linh vạn ánh sáng nhân ái và khu vườn tăm tối với hơi thở của sự lạnh lùng, đâu sẽ là nơi hạnh phúc được lớn dần? Học cách tha thứ là học cách sống đẹp cho người và cho bản thân. Đó cũng là cách bạn tận hưởng và tận hiến giữa cuộc đời!

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
6 tháng 8 2019 lúc 4:54

Tham khảo :

Từ xa xưa, cha ông ta đã luôn căn dặn cháu con:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
"Dù xây chín bậc phù đổ
Không bằng làm phúc cứu cho một người”,...
Tất cả những lời khuyên ấy tựu chung lại, mong ước hậu thế mai sau sẽ biết sống vị tha giữa cuộc đời.
Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Như vậy, lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái.
Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần sẻ chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm điều sai trái, bạn không lên án gay gắt mà ngược lại, bạn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai,... Trong những hoàn cảnh ấy, nếu bạn làm được như vậy, có thể khẳng định rằng bạn là người có lòng vị tha.. Trong đời sống xã hội, ta có thể nhìn vào hoạt động tình nguyện của thế hệ thanh niên đất nước mỗi khi mùa hè đến. Họ không quản ngại gian khó đi về với vùng cao, vùng gặp khó khăn,... để hoà mình với đồng bào, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ họ vươn lên.
Có được lòng vị tha, con người sẽ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời bởi thấy rằng mình có ích. Hơn thế, họ còn được mọi người mến yêu, quý trọng. Những việc họ làm đã giúp thêm đẹp, thêm giàu cho xã hội. Không ai có thể kể hết giá trị của sự bình yên mà những chiến sĩ công an biên phòng đang từng ngày từng giờ thầm lặng hi sinh cho đất nước. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc, lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp. Cuộc đời này cần đến những tấm lòng dù chỉ để gió cuốn bay đi nhưng là bay đi để gieo mầm, nở hoa trên đất lạ.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, còn rất nhiều gia đình nghèo khó. Lòng vị tha của học sinh chúng ta được thể hiện trong việc đóng góp ủng hộ những gia đình ấy. Thiết thực nhất, ta hãy sống vì những người thân yêu quanh mình học tốt chăm ngoan để ông bà, bố mẹ, thầy cô vui lòng. Nếu có thể, chúng ta giúp đỡ bạn bè cùng trang lứa trong học tập, lao động,... Như vậy, sống vị tha không có nghĩa là phải làm những điều gì phi thường, lớn lao. Ngược lại, đức tính ấy được ghi nhận ở những việc làm đơn giản nhất. Vậy thì tại sao chúng ta không xây dựng cho mình một lối sống đẹp?
Bình luận (0)
Aurora
6 tháng 8 2019 lúc 7:19

1. *Dẫn:
Từ nỗi lòng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng vị tha trong cuộc sống hiện nay.
*Các ý triển khai:
+Giải thích:
"Lòng vị tha" là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích cá nhân mình. Như vậy, lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái.
+Biểu hiện; Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan, tính toán khi giúp đỡ người khác. Người có lòng vị tha luôn nhìn người khác với cái nhìn nhân từ, tình yêu thương, luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
_ Từ xưa, lòng vị tha đã trở thành một đức tính quý báu của dân tộc. Như cha ông ta đã từng nhắc nhở nhau:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" hay " Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
_ Ngày nay, lòng vị tha được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội.
=Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt.Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, bạn biết giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai.
=Trong đời sống xã hội, ta có thể nhìn vào hành động tình nguyện của sinh viên trong chiến dịch " Mùa hè xanh" đã không quản ngại khó để đến vùng cao, vùng lũ lụt, vùng gặp khó khăn,... để hòa mình, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ đồng bào. Hay có những người đang từng ngày từng giờ thầm lặng hi sinh cho đất nước...Đó là những biểu hiện đáng trân trọng của lòng vị tha.
+ Ý nghĩa:
_Có được lòng vị tha, con người sẽ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời. Hơnthế, họ còn được mọi người yêu mến, quý trọng. Những việc làm xuất phát từ lòng vị tha sẽ giúp họ có được mối quan hệ giữa người với người trong xã hội thêm đẹp hơn và ấm áp hơn. Trong cuộc sống, cần lắm những tấm lòng biết vì người khác. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc , lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp.
_Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn không ít những người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến cá nhân mình, đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi lợi ích của người khác, của tập thể hay xã hội. Đó là lối sống vị kỉ cần phải lên án và bài trừ ngay ra khỏi xã hội. Bên cạnh đó, một số người lại hiểu chưa đúng về lòng vị tha nên hi sinh một cách mù quáng. Điều đó cũng có tác hại đối với đời sống xã hội.
+ Liên hệ:
_nhận thức:
Là học sinh, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về lòng vị tha, hiểu đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mọi người.
_Hành động:
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, còn rất nhiều gia đình nghèo khó. Lòng vị tha của mỗi học sinh được thể hiện trong việc đóng góp, ủng hộ những gia đình ấy. Sống vì những người thân yêu, học tốt, chăm ngoan để ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Và nếu có thể, chúng ta hãy giúp đỡ bạn học cùng trang lứa đó cũng đã thể hiện lòng vị tha trong cuộc sống.
Thanks m.n nhiều nha. Giờ ta sang đề hai: NL về tính khiêm tốn
Dẫn: Từ A B C D (Cái này mình có thể tự viết được nhưng bạn nào rảnh và có lòng tốt thì viết hộ mình luôn nha)
*Giải thích:
"Khiêm tốn" là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không cho mình hơn người, không tự đề cao cá nhân mình so với người khác.
* Biểu hiện: Người có tính khiêm tốn thường đánh giá đúng mức về bản thân, luôn học hỏi người khác, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho rằng sự thành công của mình là không đáng kể.
+Từ xưa, khiêm tốn đã trở thành một đức tính quý báu của con người, nhất là những bậc danh nhân trong xã hội phong kiến vì chán ghét cảnh chấp chốn quan trường mà cáo quan về ở ẩn để giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao.
+ Ngày nay, đức tính khiêm tốn cũng được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội. Đó là những người không tự đề cao mình, biết kính trên nhường dưới, sống hòa nhã, tôn trọng người khác và biết nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tạo những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đạt được. Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn: Bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói: " Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?".Và lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn quaphong cách sống giản dị mà thanh cao."Như đỉnh non cao tự giấu mình/Trong rừng xanh lá ghét hư vinh"( Tố Hữu). Hay là những học sinh học giỏi, thi đạt giải cao làm vẻ vang cho đất nước nhưng vẫn khiêm tốn, học hỏi người khác và nỗ lực để học giỏi hơn nữa...
* Ý nghĩa:
+ Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết góp phần nâng cao giá trị của người và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Đức tính đó sẽ giúp mọi người có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Người có tính khiêm tốn thường nhận được thiện cảm của những người xung quanh, có được mối quan hệ gần gũi, thân thiết.
+ Nếu không có tính khiêm tốn, con người chúng ta sẽ chìm đắm, ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có những người không khiêm tốn, tự cao tự đại, khinh thường người khác. Một số lại tự ti, xem nhẹ bản thân, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi khiến kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết, dẫn đến thất bại. Nhưng thái độ đó cần bị phê phán.
* Liên hệ:
+ nhận thức: Là học sinh, trước hết chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tính khiêm tốn, hiểu rằng đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mọi người.
+ hành động: Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết kính trên nhường dưới, không ngừng học tập để tiếp thu tri thức, rèn luyện bản thân, không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Rèn luyện tính khiêm tốn là chúng ta đã thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".
2. Truyện Chiếc lược ngà được viết trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cực kỳ ác liệt tại miền Nam. Theo lệnh cấp trên anh Sáu phải đến chiến trường và một quãng thời gian dài không trở về nhà, đứa con gái của anh khi đó vừa ra đời chưa biết mặt cha.
Sau thời gian dài, anh được nghỉ phép và trở về thăm gia đình. Anh nhận ra con gái và rất vui vì con đã lớn nhưng Bé Thu không nhận ba vì sẹo có trên mặt, em đã đối xử với cha như người xa lạ điều này đã khiến anh Sáu rất buồn rầu. Khi được bà giải thích vết sẹo trên mặt bé Thu hiểu ra mọi chuyện.
Đến lúc Thu nhận ra mọi việc thì là lúc anh Sáu trở về đơn vị, tình cha con mãnh liệt đã khiến em lao vào ông người cha và hứa khi cha về sẽ có quà đó là chiếc lược ngà. Ở đơn vị anh đã có gắng làm chiếc lược ngà và dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào món quà yêu quý để tặng cô con gái.
Trong một trận đánh ác liệt anh Sáu hi sinh, trước khi hi sinh anh đã kịp trao cây lược cho người bạn tin cậy và căn dặn gửi lại tận tay cho bé Thu. Đây không chỉ là món quà đơn thuần mà còn chứa đựng tình yêu thương của người cha dành cho đứa con gái hết mực yêu quý.

Bình luận (0)
tthnew
6 tháng 8 2019 lúc 7:52

Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa, một đại thi hào của dân tộc ta. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam ta một kiệt tác của nền văn học trung đại - tác phẩm Truyện Kiều. Ngoài hai giá trị lớn và giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, truyện Kiều còn rất thành công về mặt nghệ thuật. Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử bằng trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích miêu tả thành công cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều.

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm trong phần "Gia biến và lưu lạc". Đoạn thơ dài 22 câu, không chỉ biểu lộ tình cảm xót thương của Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mệnh mà còn thể hiện bút pháp đặc sắc về tự sự, về tả cảnh ngụ tình với ngôn ngữ độc thoại nội tâm để biểu đạt nỗi lòng và tâm trạng của Kiều. Cảnh ngộ của Kiều ở lầu Ngưng Bích vô cùng cô đơn, buồn tủi:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Bằng nét bút tả cảnh ngụ tình điêu luyện, Nguyễn Du đã miêu tả thành công nội tâm của Kiều. Từ ngữ "khóa xuân" đã cho thấy tình cảnh Kiều lâm vào cảnh cá chậu chim lồng, bị giam lỏng nơi lầu cao, khóa kín tuổi xuân của nàng. "Khóa xuân" ở đây không phải nói tới những cô gái còn cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng Kiều. Nàng trơ trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng trong hoàn cảnh tha hương, cô đơn, giờ lại bị đầy vào chốn lầu xanh ô nhục. "Lầu Ngưng Bích" vốn là một nơi phong cảnh tuyệt đẹp, khung cảnh hữ tình, thơ mộng được mở ra cả ba chiều cao, xa và rộng qua các từ ngữ "non xa", "trăng gần", "cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia". Thế nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!", trong tình cảnh giam cầm Kiều khung cảnh thật buồn thảm, vắng lặng, nhìn trăng nàng chỉ thấy vầng trăng đơn côi, nhìn mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượng sóng bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm hoang vu, vắng lặng. Lầu Ngưng Bích chỉ là là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Trong cái không gian quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm tuổi xuân mơn mởn của tuyệt sắc giai nhân, sự sống của Kiều như bị những bàn tay tàn bạo bóp nghẹt. Từ đó khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán ngán, buồn tủi, không ai chia sẻ nàng chỉ biết là bạn với mây, với đèn, với cảnh vật hoang vu, nhạt nhòa.

Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, Kiều cảm thấy xa cách, hoang vắng, một mình một bóng bơ vơ, bị giam cầm cách biệt nơi đất khách quê người, xa quê hương, xa người yêu của mình:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước, đó là một nét bút đặc sắc, độc đáo và phù hợp với tâm lí, thể hiện tấm lòng chung thủy của Kiều. Các từ ngữ "tưởng", "trông", "chờ" trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng. Kiều càng nhớ về lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm ở vườn Thúy lại càng thương cho Kim Trọng. Chén rượu thề như còn đây mà nay mỗi người như mỗi ngả khiến nàng ân hận, xót xa như kẻ phụ tình. Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, "rày trông mai chờ" uổng công vô ích khiến nàng càng thêm xót xa, càng thấp thỏm lo âu. Dù cho mỗi người một phương nhưng tình cản, tấm lòng son của nàng dành cho Kim Trọng là mãi mãi, không thể phai mờ. Càng nghĩ Kiều càng lo lắng, khiến nàng bật lên câu hỏi tu từ không biết trên bước đường trôi dạt nơi "bên trời góc bể", bao giờ nàng mới có thể gột rửa sạch những hoen ố của tấm lòng son chung thủy để có thể đáp lại tình yêu của Kim Trọng dành cho nàng. Ở nơi lầu cao ấy, nàng cũng không nguôi nhớ thương, lo lắng cho cha mẹ của mình:

Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Với ngôn ngữ độc thoại, kết hợp với lối viết cổ, tâm trạng ngổn ngang của Kiều hiện lên thật rõ nét. Các từ ngữ "hôm mai", "cách mấy nắng mưa" chỉ nỗi nhớ mong cha mẹ dài theo năm tháng của nàng. Kiều xót thương cha mẹ mình ngày đêm lo lắng, "tựa cửa hôm mai" mong ngóng tin nàng, sợ cha mẹ già yếu ở nhà, không ai chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", cùng với điển tích "Sân Lai", "Gốc tử" đã nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ mình. Nàng lo sợ ở nơi quê hương, mọi thứ đã đổi thay, cha mẹ nàng lại ngày càng già yếu nên nàng vô cùng day dứt, áy náy vì chưa làm tròn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ của người con. Từ đó tấm lòng vị tha và hiếu thảo của Kiều đã hiện lên thật rõ nét. Trong cảnh ngộ bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích, lưu lạc nơi chân trời góc bể, Kiều là người đáng thương nhất. Thế nhưng với tâm hồn cao đẹp của mình, nàng luôn hi sinh bản thân, quên đi cảnh ngộ của bản thân để lo lắng, nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ của mình. Nỗi nhớ của Kiều rất thực và có chiều sâu, từ đó cho thấy Kiều là một đứa con hiếu thảo, một người tình thủy chung và là một con người giàu lòng vị tha.

Tâm trạng buồn tủi của Kiều đã thể hiện rõ nét qua cảnh vật bên ngoài. Mỗi cảnh vật là một nét riêng nhưng đều diễn tả một khía cạnh trong tâm trạng của Kiều. Cánh buồm trên biển giữa mênh mông trời chiều hoàng hôn thật cô độc, lẻ loi:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Khung mở ra vào thời điểm chiều hôm, thời điểm của những lưu luyến khó tả. "Cửa bể chiều hôm" gợi trước mắt ta hình ảnh những tia nắng leo lắt cuối ngày phản chiếu lên mặt biển xanh thẳm rồi lan ngay ra không gian xung quanh, khiến mọi thứ nhuốm màu sẫm tối, có cái gì da diết như đêm luyến ngày, như niềm lưu luyến tha thiết của Kiều về ngày tháng êm đềm xưa kia. Các từ ngữ "thấp thoáng", "xa xa" gợi sự lẻ loi, đơn độc như chính niềm hi vọng mỏng manh, leo lét của Kiều. Một mình bơ vơ ở nơi đó, Kiều chỉ mòn mỏi nhớ về quê hương, nhớ về cha mẹ, chờ mong một con thuyền đến cứu, thế nhưng những chiếc thuyền ấy chỉ thấp thoáng ở xa rồi mất hút về phía chân trời. "Thuyền ai" lênh đênh rồi mất hút về phía chân trời xa như cuộc đời Kiều, chẳng biết đến bao giờ có thể về được quê nhà, báo hiếu cho cha mẹ.Ánh nhìn của Kiều vẫn ở mặt nước nhưng đã gần hơn:

Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Cánh hoa mỏng manh, dập dìu trong dòng nước, bé nhỏ, chẳng thể nào chống chọi được sức của "ngọn nước mới sa" như chính thân phận nàng Kiều nhỏ bé trong dòng đời đẩy đưa. Thân phận Kiều giờ đây lạc lõng, lẻ loi, tả tơi trôi theo dòng đời vô định "biết là về đâu" như chính bông hoa kia. Nhìn cánh hoa bị vùi dập tả tơi ấy, nàng Kiều lại càng nhớ thương Kim Trọng, càng buồn tủi, xót xa vì số phận bèo dạt mây trôi, chẳng biết sẽ đi về nơi nao của mình. Không chỉ có mặt nước mênh mang chất chứa bao nỗi buồn mà cả cỏ cây cũng sầu thảm:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Ngược với cái tên xanh biếc hi vọng của "Ngưng Bích" sắc xanh nối tiếp của trời đất qua đôi mắt buồn tủi của Kiều trở nên thật sầu thảm. Từ láy "rầu rầu" gợi nên hình ảnh của một bãi cỏ tàn úa, xơ xác đến thảm thương. Xanh trời nối tiếp xanh đất tàn úa, héo hon, vô vị, tẻ nhạt như chính số phận bị giam lỏng trên lầu cao của Kiều. Tuổi thanh xuân tươi đẹp của Kiều, tài sắc vẹn toàn của nàng rồi sẽ phai tàn, vô vị như màu xanh héo úa kia. Màu xanh vốn là màu của hi vọng nay đã tàn úa như chính niềm hi vọng đang cạn dần và nỗi xót xa, dằn vặt ngày càng dâng cao trong lòng Kiều. Quang cảnh đang im lặng, bỗng dậy sóng:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Âm thanh của tiếng sóng "ầm ầm" trong cảnh "gió cuốn mặt duềnh" như chính là những bão tố phong ba đang chờ Kiều ở phía trước. Nàng lo lắng không biết khi nào tai họa sẽ ập đến như tiếng sóng dồn dập ngoài xa. Tiếng sóng ầm ì như chính tiếng của tai họa sắp ập tới, những cạm bẫy của cuộc đời ập đến "kêu quanh ghế ngồi" khiến cho nàng Kiều sợ hãi.

Điệp ngữ "buồn trông" đặt ở bốn đầu câu lục bát trong đoạn thơ như tiếng thở dài cùng với nhịp thơ chầm chậm và những thanh bằng đã nhấn mạnh nỗi buồn cứ càng lúc càng dâng lên mãi trong lòng Kiều cùng hòa với cảnh vật càng lúc càng mênh mang, vắng vẻ hơn. Những từ láy "xa xa", "thấp thoáng", "man mác", "rầu rầu", "xanh xanh", "ầm ầm" như những con sóng dằn vặt, buồn tủi dâng tràn trong lòng Kiều.

Đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều cũng như văn học trung đại Việt Nam. Đoạn thơ giúp ta hiểu thêm về Kiều, môt người tình chung thủy, một đứa con hiếu thảo và lòng một con người giàu lòng vị tha, khiến ta căm hận xã hội phong kiến bất công tàn bạo đưa đẩy con người tài hoa vào kiếp lầu xanh tủi hổ.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật kết hợp bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện đã làm nổi bật cảnh ngộ của Kiều và chứng tỏ được tài năng và trái tim biết sẻ chia, biết yêu thương của Nguyễn Du đối dành cho nhân vật và cho cuộc đời. Chính hồn thơ ấy, trái tim ấy đã đi vào tâm tưởng bao thế hệ, đưa chúng ta đến bao cảm xúc khác nhau, khiến ta chẳng thể nao quên như nghĩa tình đậm đà của nhà thơ Tố Hữu đối với đại thi hào này:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân,
Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều.

Bình luận (0)
Nguyen
6 tháng 8 2019 lúc 8:24

1. *Dẫn:
Từ nỗi lòng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng vị tha trong cuộc sống hiện nay.
*Các ý triển khai:
+Giải thích:
"Lòng vị tha" là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích cá nhân mình. Như vậy, lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái.
+Biểu hiện; Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan, tính toán khi giúp đỡ người khác. Người có lòng vị tha luôn nhìn người khác với cái nhìn nhân từ, tình yêu thương, luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
_ Từ xưa, lòng vị tha đã trở thành một đức tính quý báu của dân tộc. Như cha ông ta đã từng nhắc nhở nhau:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" hay " Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
_ Ngày nay, lòng vị tha được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội.
=Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt.Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, bạn biết giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai.
=Trong đời sống xã hội, ta có thể nhìn vào hành động tình nguyện của sinh viên trong chiến dịch " Mùa hè xanh" đã không quản ngại khó để đến vùng cao, vùng lũ lụt, vùng gặp khó khăn,... để hòa mình, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ đồng bào. Hay có những người đang từng ngày từng giờ thầm lặng hi sinh cho đất nước...Đó là những biểu hiện đáng trân trọng của lòng vị tha.
+ Ý nghĩa:
_Có được lòng vị tha, con người sẽ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời. Hơnthế, họ còn được mọi người yêu mến, quý trọng. Những việc làm xuất phát từ lòng vị tha sẽ giúp họ có được mối quan hệ giữa người với người trong xã hội thêm đẹp hơn và ấm áp hơn. Trong cuộc sống, cần lắm những tấm lòng biết vì người khác. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc , lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp.
_Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn không ít những người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến cá nhân mình, đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi lợi ích của người khác, của tập thể hay xã hội. Đó là lối sống vị kỉ cần phải lên án và bài trừ ngay ra khỏi xã hội. Bên cạnh đó, một số người lại hiểu chưa đúng về lòng vị tha nên hi sinh một cách mù quáng. Điều đó cũng có tác hại đối với đời sống xã hội.
+ Liên hệ:
_nhận thức:
Là học sinh, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về lòng vị tha, hiểu đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mọi người.
_Hành động:
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, còn rất nhiều gia đình nghèo khó. Lòng vị tha của mỗi học sinh được thể hiện trong việc đóng góp, ủng hộ những gia đình ấy. Sống vì những người thân yêu, học tốt, chăm ngoan để ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Và nếu có thể, chúng ta hãy giúp đỡ bạn học cùng trang lứa đó cũng đã thể hiện lòng vị tha trong cuộc sống.
Thanks m.n nhiều nha. Giờ ta sang đề hai: NL về tính khiêm tốn
Dẫn: Từ A B C D (Cái này mình có thể tự viết được nhưng bạn nào rảnh và có lòng tốt thì viết hộ mình luôn nha)
*Giải thích:
"Khiêm tốn" là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không cho mình hơn người, không tự đề cao cá nhân mình so với người khác.
* Biểu hiện: Người có tính khiêm tốn thường đánh giá đúng mức về bản thân, luôn học hỏi người khác, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho rằng sự thành công của mình là không đáng kể.
+Từ xưa, khiêm tốn đã trở thành một đức tính quý báu của con người, nhất là những bậc danh nhân trong xã hội phong kiến vì chán ghét cảnh chấp chốn quan trường mà cáo quan về ở ẩn để giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao.
+ Ngày nay, đức tính khiêm tốn cũng được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội. Đó là những người không tự đề cao mình, biết kính trên nhường dưới, sống hòa nhã, tôn trọng người khác và biết nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tạo những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đạt được. Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn: Bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói: " Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?".Và lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn quaphong cách sống giản dị mà thanh cao."Như đỉnh non cao tự giấu mình/Trong rừng xanh lá ghét hư vinh"( Tố Hữu). Hay là những học sinh học giỏi, thi đạt giải cao làm vẻ vang cho đất nước nhưng vẫn khiêm tốn, học hỏi người khác và nỗ lực để học giỏi hơn nữa...
* Ý nghĩa:
+ Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết góp phần nâng cao giá trị của người và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Đức tính đó sẽ giúp mọi người có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Người có tính khiêm tốn thường nhận được thiện cảm của những người xung quanh, có được mối quan hệ gần gũi, thân thiết.
+ Nếu không có tính khiêm tốn, con người chúng ta sẽ chìm đắm, ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có những người không khiêm tốn, tự cao tự đại, khinh thường người khác. Một số lại tự ti, xem nhẹ bản thân, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi khiến kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết, dẫn đến thất bại. Nhưng thái độ đó cần bị phê phán.
* Liên hệ:
+ nhận thức: Là học sinh, trước hết chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tính khiêm tốn, hiểu rằng đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mọi người.
+ hành động: Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết kính trên nhường dưới, không ngừng học tập để tiếp thu tri thức, rèn luyện bản thân, không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Rèn luyện tính khiêm tốn là chúng ta đã thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".
2. Truyện Chiếc lược ngà được viết trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cực kỳ ác liệt tại miền Nam. Theo lệnh cấp trên anh Sáu phải đến chiến trường và một quãng thời gian dài không trở về nhà, đứa con gái của anh khi đó vừa ra đời chưa biết mặt cha.
Sau thời gian dài, anh được nghỉ phép và trở về thăm gia đình. Anh nhận ra con gái và rất vui vì con đã lớn nhưng Bé Thu không nhận ba vì sẹo có trên mặt, em đã đối xử với cha như người xa lạ điều này đã khiến anh Sáu rất buồn rầu. Khi được bà giải thích vết sẹo trên mặt bé Thu hiểu ra mọi chuyện.
Đến lúc Thu nhận ra mọi việc thì là lúc anh Sáu trở về đơn vị, tình cha con mãnh liệt đã khiến em lao vào ông người cha và hứa khi cha về sẽ có quà đó là chiếc lược ngà. Ở đơn vị anh đã có gắng làm chiếc lược ngà và dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào món quà yêu quý để tặng cô con gái.
Trong một trận đánh ác liệt anh Sáu hi sinh, trước khi hi sinh anh đã kịp trao cây lược cho người bạn tin cậy và căn dặn gửi lại tận tay cho bé Thu. Đây không chỉ là món quà đơn thuần mà còn chứa đựng tình yêu thương của người cha dành cho đứa con gái hết mực yêu quý.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
6 tháng 8 2019 lúc 11:26

Con người sống phải có lòng vị tha . Đó là một phẩm chất đáng quý của mỗi người

Vị tha nghĩa là luôn mở rộng lòng , rộng lượng tha thứ do dự lỗi lầm của người khác . Vị tha còn có nghĩa là biết chăm lo một cách vô tư đến lợi ích người khác , có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích riêng của cá nhân

Trong cuộc sống có biết bao tấm gương sáng về lòng vị tha . Thúy Kiều đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình để chuộc cha và em mình . Bác Hồ là 1 gương sáng về lòng vị tha cả cuộc đời Bác chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng của mình để lo hạnh phúc chung của dân tộc , đem cả tài năng nhiệt tình cống hiến cho đất nước . Lòng vị tha luôn được mọi người đề cao và coi trọng

Người có lòng vị tha là người biết sống cao đẹp , biết giúp đỡ chia sẽ động viên nhau để cùng phấn đấu đạt được những mục đích . Người có lòng vị tha luôn có tâm hồn thanh thả vị cảm sống lạc quan yêu đời hơn . Để được có lòng vị tha con người phải có trái tim nhân hậu biết yêu thương chia sẻ với đồng bào đồng loại . Thiếu lòng vị tha cuộc sống sẽ trở nên đố kị ganh ghét tìm mọi cách hãm hại lẫn nhau

Lòng vị tha là đức tính quý báu của con người . Chúng ta phải rèn luyện tấm lòng nhân hậu từ những việc làm cụ thể như nhường chỗ cho trẻ em , cụ già , phụ nữ trên xe buýt , giúp đỡ trẻ em nghèo . Xã hội ai cũng có lòng vị tha thì xã hội trở nên tốt đẹp hơn

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
6 tháng 8 2019 lúc 11:34

1. *Dẫn:
Từ nỗi lòng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng vị tha trong cuộc sống hiện nay.
*Các ý triển khai:
+Giải thích:
"Lòng vị tha" là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích cá nhân mình. Như vậy, lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái.
+Biểu hiện; Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan, tính toán khi giúp đỡ người khác. Người có lòng vị tha luôn nhìn người khác với cái nhìn nhân từ, tình yêu thương, luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
_ Từ xưa, lòng vị tha đã trở thành một đức tính quý báu của dân tộc. Như cha ông ta đã từng nhắc nhở nhau:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" hay " Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
_ Ngày nay, lòng vị tha được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội.
=Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt.Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, bạn biết giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai.
=Trong đời sống xã hội, ta có thể nhìn vào hành động tình nguyện của sinh viên trong chiến dịch " Mùa hè xanh" đã không quản ngại khó để đến vùng cao, vùng lũ lụt, vùng gặp khó khăn,... để hòa mình, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ đồng bào. Hay có những người đang từng ngày từng giờ thầm lặng hi sinh cho đất nước...Đó là những biểu hiện đáng trân trọng của lòng vị tha.
+ Ý nghĩa:
_Có được lòng vị tha, con người sẽ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời. Hơnthế, họ còn được mọi người yêu mến, quý trọng. Những việc làm xuất phát từ lòng vị tha sẽ giúp họ có được mối quan hệ giữa người với người trong xã hội thêm đẹp hơn và ấm áp hơn. Trong cuộc sống, cần lắm những tấm lòng biết vì người khác. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc , lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp.
_Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn không ít những người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến cá nhân mình, đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi lợi ích của người khác, của tập thể hay xã hội. Đó là lối sống vị kỉ cần phải lên án và bài trừ ngay ra khỏi xã hội. Bên cạnh đó, một số người lại hiểu chưa đúng về lòng vị tha nên hi sinh một cách mù quáng. Điều đó cũng có tác hại đối với đời sống xã hội.
+ Liên hệ:
_nhận thức:
Là học sinh, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về lòng vị tha, hiểu đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mọi người.
_Hành động:
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, còn rất nhiều gia đình nghèo khó. Lòng vị tha của mỗi học sinh được thể hiện trong việc đóng góp, ủng hộ những gia đình ấy. Sống vì những người thân yêu, học tốt, chăm ngoan để ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Và nếu có thể, chúng ta hãy giúp đỡ bạn học cùng trang lứa đó cũng đã thể hiện lòng vị tha trong cuộc sống.
Thanks m.n nhiều nha. Giờ ta sang đề hai: NL về tính khiêm tốn
Dẫn: Từ A B C D (Cái này mình có thể tự viết được nhưng bạn nào rảnh và có lòng tốt thì viết hộ mình luôn nha)
*Giải thích:
"Khiêm tốn" là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không cho mình hơn người, không tự đề cao cá nhân mình so với người khác.
* Biểu hiện: Người có tính khiêm tốn thường đánh giá đúng mức về bản thân, luôn học hỏi người khác, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho rằng sự thành công của mình là không đáng kể.
+Từ xưa, khiêm tốn đã trở thành một đức tính quý báu của con người, nhất là những bậc danh nhân trong xã hội phong kiến vì chán ghét cảnh chấp chốn quan trường mà cáo quan về ở ẩn để giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao.
+ Ngày nay, đức tính khiêm tốn cũng được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội. Đó là những người không tự đề cao mình, biết kính trên nhường dưới, sống hòa nhã, tôn trọng người khác và biết nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tạo những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đạt được. Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn: Bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói: " Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?".Và lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn quaphong cách sống giản dị mà thanh cao."Như đỉnh non cao tự giấu mình/Trong rừng xanh lá ghét hư vinh"( Tố Hữu). Hay là những học sinh học giỏi, thi đạt giải cao làm vẻ vang cho đất nước nhưng vẫn khiêm tốn, học hỏi người khác và nỗ lực để học giỏi hơn nữa...
* Ý nghĩa:
+ Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết góp phần nâng cao giá trị của người và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Đức tính đó sẽ giúp mọi người có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Người có tính khiêm tốn thường nhận được thiện cảm của những người xung quanh, có được mối quan hệ gần gũi, thân thiết.
+ Nếu không có tính khiêm tốn, con người chúng ta sẽ chìm đắm, ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có những người không khiêm tốn, tự cao tự đại, khinh thường người khác. Một số lại tự ti, xem nhẹ bản thân, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi khiến kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết, dẫn đến thất bại. Nhưng thái độ đó cần bị phê phán.
* Liên hệ:
+ nhận thức: Là học sinh, trước hết chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tính khiêm tốn, hiểu rằng đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mọi người.
+ hành động: Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết kính trên nhường dưới, không ngừng học tập để tiếp thu tri thức, rèn luyện bản thân, không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Rèn luyện tính khiêm tốn là chúng ta đã thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".
2. Truyện Chiếc lược ngà được viết trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cực kỳ ác liệt tại miền Nam. Theo lệnh cấp trên anh Sáu phải đến chiến trường và một quãng thời gian dài không trở về nhà, đứa con gái của anh khi đó vừa ra đời chưa biết mặt cha.
Sau thời gian dài, anh được nghỉ phép và trở về thăm gia đình. Anh nhận ra con gái và rất vui vì con đã lớn nhưng Bé Thu không nhận ba vì sẹo có trên mặt, em đã đối xử với cha như người xa lạ điều này đã khiến anh Sáu rất buồn rầu. Khi được bà giải thích vết sẹo trên mặt bé Thu hiểu ra mọi chuyện.
Đến lúc Thu nhận ra mọi việc thì là lúc anh Sáu trở về đơn vị, tình cha con mãnh liệt đã khiến em lao vào ông người cha và hứa khi cha về sẽ có quà đó là chiếc lược ngà. Ở đơn vị anh đã có gắng làm chiếc lược ngà và dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào món quà yêu quý để tặng cô con gái.
Trong một trận đánh ác liệt anh Sáu hi sinh, trước khi hi sinh anh đã kịp trao cây lược cho người bạn tin cậy và căn dặn gửi lại tận tay cho bé Thu. Đây không chỉ là món quà đơn thuần mà còn chứa đựng tình yêu thương của người cha dành cho đứa con gái hết mực yêu quý.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phi Ngọc
Xem chi tiết
Chưa Có Người iu
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trâm
Xem chi tiết
chung nguyễn
Xem chi tiết
Lộc Nguyễn Xuân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Hảo
Xem chi tiết
Lưu Ly
Xem chi tiết