Trò chơi điện tử đang trở thành trò tiêu khiển, hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh, nhiều bạn vì mải chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm nhưng sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó
aaww, không chép mạng dùm tui :(( Dàn bài chi tiết cũng được
1. Mở bài
- Cuộc sống phát triển, kéo theo sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhu cầu giải trí của con người nâng cao…
- Nhiều trò giải trí ra đời trong đó có trò chơi điện tử. Bàn về vấn đề này có nhận định cho rằng “Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mải chơi nên sức học tập ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác.”
2. Thân bài
a. Thực trạng của việc học sinh ham mê điện tử
- Ngày xưa trò chơi hấp dẫn nhất đối với các bạn trẻ là : Chơi chuyền, đá bóng, nhảy dây… lành mạnh. Tuy nhiên giờ nó chỉ còn tìm lại trong tư liệu….
- Trò chơi điện tử trở thành một thú vui không thể thiếu với mỗi người. Bao gồm nhiều trò chơi như: đá bóng, đế chế, liên minh….
- Những trò chơi điện tử này đòi hỏi sự khéo léo, thông minh…vì thế nên hấp dẫn các bạn dần dần thành nghiện.
=> Bên cạnh những tích cực mà nó mang lại như giảm căng thẳng, lấy lại cân bằng thì còn bất cập…
b. Hậu quả của việc ham mê điện tử
- Ảnh hưởng nặng nề đến học tập
Dành quá nhiều thời gian cho việc chơi điện tử, quên đi nhiệm vụ học tập của bản thân… Buồn lòng cha mẹ và thầy cô đồng thời ảnh hưởng đến tương lai sau này…
- Ảnh hưởng đến kinh tế
Chơi điện tử sẽ mất tiền thuê máy, lên đời dụng cụ cho game…. Lần đầu thì nói dối cha mẹ, sau đó là trộm cắp và nặng nề nhất là cướp của giết người… Dẫn chứng: Nhiều trường hợp báo chí đưa tin, cháu giêt bà chỉ vì vài chục ngàn đồng đi chơi game…
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
Việc chơi game dẫn đến ham, nghiện… Dành tối đa thời gian cho điện tử đến mức quên ăn uống, ngủ nghỉ và dẫn đến kiệt sức. Nhiều trường hợp chơi điện tử dẫn đến tính cách lầm lì, xa cách mọi người ảnh hưởng đến tâm lí… Ảnh hưởng việc bạo lực trong game dẫn đến hậu quả đáng tiếc….c. Mở rộng phản đề
- Chơi điện tử giúp con người tìm lại cân bằng sau những giờ lao động vất vả….
- Tuy nhiên, chúng ta phải là những người chủ động sắp xếp phân bố thời gian hợp lí nhất để không ảnh hiowrng đến việc học lại giúp chúng ta thoải mái nhất.
3. Kết bài
Khẳng định việc học có vai trò quan trọng với giới trẻ. Nên chơi điện tử nhưng không để ảnh hưởng đến học tập.
Tham khảo:
Dàn ý:
* Mở bài:
– Khái quát về tác hại của trò chơi điện tử.
– Nêu vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài:
Hiện trạng:
– Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử nhiều và ngày càng gia tăng.
– Nó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.
– Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa…
Nguyên nhân:
– Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.
– Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ.
– Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…
Tác hại:
– Đam mê trò chơi điện tử: tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém, trốn học, bỏ học…
– Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: cận thị, đầu óc mệt mỏi…
– Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc mụ mẫm, ảo giác, thiếu vốn sống thực tế…
– Để có tiền chơi điện tử, người chơi có thể trở thành kẻ trộm cắp, cướp giật, thậm chí gây nhiều tội ác khác…
– Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội…
(Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).
Giải pháp khắc phục, lời khuyên:
Việc mãi chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy:
– Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự giác, thực hiện qui định về thời gian, không ảnh hưởng đến học tập…
– Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ.
– Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh nhằm thu hút các em.
– Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm…
(Học sinh có thể nêu những giải pháp hợp lý khác)
– Liên hệ thực tế, đưa ra lời khuyên thiết thực.
* Kết bài:
– Khái quát nhận định của cá nhân về vấn đề nghị luận.
– Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.
– Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó
Bài văn:
Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh.
Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân ...Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè ...Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn.
Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử - Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó