1. thương thay thân phận con tằm,
kiếm ăn đc mấy phải nằm nhả tơ
thương thay lũ kiến li ti,
kiếm ăn đc mấy phải đi tìm mồi.
thương thay hạc lánh đường mây, chim bay mỏi cảnh biết ngày nào thôi.
thương thay con quốc giữa trời,
dầu kêu ra máu có người nào nghe.
2. thân em như cái bần cho,
gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
3. cái cò lặn lội bờ ao,
hỡi cô yêm đào lấy chú tôi chăng ?
chú tôi hay tuuwr hay tăm,
hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
ngày thì ước những ngày mưa,
đêm thì ước những đêm trống canh.
4. số cô chẳng giàu thì nghèo
ngày 30 Tết thịt treo trong nhà.
số cô có mẹ có cha
mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
số cô có vợ có chồng,
sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.
Bài 1,2
a, các bài ca dao là lời của ai ? dựa vào đâu mà em biết được điều đó ?
b, nội dung của mỗi bài ca dao là gì ? vì sao có thể khẳng định như vậy ?
c, để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài, tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào và có tác dụng gì ?
d, ở bài 1, tại sao tác giả k bộc bạch trực tiếp nỗi niềm thương nhân mà phải gửi gầm kín đáo qua hình tượng con vật ?
e, từ hai bài ca dao này, rm hiểu thêm điều gì về cuộc sống của người dân lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội xưa ?
bài 3,4
a, đây là hai bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm. theo em, hai bài ca dao này châm biến những đối tượng nào ?
b, nội dung châm biếm trong mỗi bài là gì ?
c, để tạo nên tiếng cười châm biếm, tác giả dân gian đã lựa chọn cách nói như thế nào ?
từ việc tìm hiểu các bài ca dao trên, em hãy nêu cách đọc hiểu các văn bản ca dao, dân ca