Ôn tập lịch sử lớp 7

Nguyễn Hoàng Anh

Tại sao Lý Thái Tổ lại dời đô từ Hoa Lư (Ninh Binh) về Đại La (Hà Nội)

So Yummy
7 tháng 7 2019 lúc 14:23

- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).


Bình luận (0)
Nguyễn Phúc Bình
7 tháng 7 2019 lúc 14:31

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

Bình luận (0)
Trang Thùy
7 tháng 7 2019 lúc 16:42

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

Bình luận (0)
Titania Angela
9 tháng 7 2019 lúc 20:34

"Đây Thăng Long đất sắp tròn nghìn tuổi
Rồng bay lên ngày tháng tốt tâu vua
Lý Công Uẩn mắt thần nhìn nước non mở hội
Bốn phương trời Đại Việt lập kinh đô"

Đó là bốn câu đầu trong bài thơ "Thăng Long nghìn tuổi" của nhà thơ Huy Cận nói về một sự kiện cách đây gần 1.000 năm. Vào mùa thu năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn, vị vua sáng lập vương triều Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Vua Lý Công Uẩn, trong gần 20 năm trị vì (1009-1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên các phương diện kinh tế, văn hóa, củng cố thế độc lập tự chủ dân tộc, ông đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử, đó là công cuộc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nhà nước phong kiến độc lập và mở ra một giai đoạn lịch sử mới có ý nghĩa quyết định với vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long.

Nước Đại Việt kể từ các triều đại vua Hùng đã diễn ra nhiều cuộc định đô và dời đô, mỗi lần như vậy hoặc là phản ánh yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn lịch sử, hoặc là chọn vùng ảnh hưởng hoặc quê hương của vị vua triều đại đó. Vì vậy mà có đất Phong Châu của vua Hùng, Cổ Loa của Thục Phán, Mê Linh của Hai Bà Trưng, Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh.

Nhưng đến Lý Công Uẩn thì ông lại không chọn quê hương Kinh Bắc, mặc dầu đó là quê gốc của ông, mà lại chọn Đại La làm kinh đô.

Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh (968-979) và Tiền Lê (980-1009). Đó là vùng núi hiểm trở, thích hợp với yêu cầu quân sự của một chính quyền độc lập non trẻ còn phải đối phó với nhiều mối đe dọa của giặc ngoài, thù trong.

Với địa thế lợi hại của Hoa Lư, triều Đinh đã đánh bại các thế lực cát cứ địa phương, khôi phục và củng cố nền thống nhất quốc gia; triều Tiền Lê đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Trong vòng 41 năm (968-1009), kinh đô Hoa Lư đã xứng đáng với sự lựa chọn của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành và đã làm tròn vai trò lịch sử của nó.

Lý Công Uẩn thấy rõ tầm quan trọng của kinh thành đối với vận mệnh của đất nước và vương triều. Theo ông, việc định đô phải nhằm "Mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời". Ông nhận thấy "thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác".

Đầu năm 1010, Lý Công Uẩn tự tay viết Chiếu dời đô nói rõ lý do dời đô và quyết định chọn thành Đại La (Hà Nội) làm đô thành của nước Đại Việt.

Bài chiếu có đoạn viết: "Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông, tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. Cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".

Tháng 8 năm 1010, Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra Đại La. Thuyền đỗ ở dưới thành thấy "có rồng vàng hiện lên thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành là thành Thăng Long". Tên gọi Thăng Long tượng trưng thế đi lên của kinh đô và cũng là cả nước.

Việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô ra Thăng Long ngay sau khi ông lên ngôi vua một năm, không đơn giản chỉ là việc di chuyển kinh đô từ địa điểm này sang địa điểm khác, mà nó thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng của người khởi nghiệp nhà Lý; phản ánh sự trưởng thành của dân tộca, thể hiện sức sống của một dân tộc anh hùng.

Thực tế đã chứng minh đúng như vậy, cuộc chuyển đô lịch sử đã mang lại nhiều hệ quả tích cực. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, tượng đồng Quỳnh Lâm, bốn vật được coi là tứ đại khí, chính là sản phẩm của giai đoạn này, giai đoạn mà công việc xây dựng và hưng thịnh đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn.

Tiếp theo là hàng loạt các công trình khác đã được các vua kế nghiệp nhà Lý phát huy: Năm 1042 ban bộ hình thư, năm 1070 dựng Văn miếu, năm 1076 thành lập Quốc tử giám, bắt đầu hình thành nền đại học Việt Nam.

Đặc biệt, cuộc Nam chinh, Bắc phạt dưới thời Lý thắng lợi đã chứng tỏ sự vững mạnh về kinh tế và quân sự của thời đại này.

Từ một sự lựa chọn sáng suốt của Vua Lý Thái Tổ ở thế kỷ XI, Thăng Long - Hà Nội đã đi vào lịch sử đất nước như một thủ đô của muôn đời. Điều đó càng cho thấy giá trị trường tồn của Chiếu dời đô mà nhà vua đã công bố cách đây gần 1.000 năm.

Đối với lịch sử Việt Nam, Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ không chỉ có ý nghĩa là một tuyên cáo cho kỷ nguyên độc lập và phát triển lớn mạnh của dân tộc mà còn là những phác thảo đầu tiên cho cả một hệ tư tưởng Lý.

Ở hệ tư tưởng này, các yếu tố Phật, Nho, Đạo đã kết hợp nhuần nhuyễn với tín ngưỡng và truyền thống dân tộc, tạo nên áng thiên cổ hùng văn, để rồi tiếp nối sau đó là các áng văn hùng tráng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Cáo bình Ngô và Tuyên ngôn độc lập đã làm thành một dòng văn hùng khí Thăng Long mà vua Lý Thái Tổ đã khơi nguồn.

Lịch sử ghi công cho tầm nhìn chiến lược ấy của nhà vua. Khai sáng nhà Lý, Vua Lý Thái Tổ đã nêu gương sáng một đấng minh quân, xuất thân từ quần chúng, nhờ gian khổ rèn luyện mà thành tài, thành danh, khi ở ngôi cao sang vẫn dốc tâm lo việc dân thường. Công lao của Vua Lý Thái Tổ và triều Lý (1009-1225) đã đặt nền móng cho hưng thịnh, trường tồn cả nghìn năm đến tận hôm nay.

Vua Lý Công Uẩn, tự Lý Thái Tổ sinh ngày 12/2 năm Giáp Tuất (8/3/974), tại làng Cổ Pháp (nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Năm lên 3 tuổi, Lý Công Uẩn được nhận làm con nuôi của nhà sư Lý Khánh Văn; sau đó đến học ở chùa Lục Tổ của Nhà sư Vạn Hạnh. Lớn lên ông được cử giữ chức chỉ huy quân Điện tiền, được thăng dần lên chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Năm 1009, nhà Tiền Lê suy thoái, được quần thần nhất loạt tôn kính, Lý Công Uẩn lên ngôi Vua, tự Lý Thái Tổ - sáng nghiệp nhà Lý lúc 35 tuổi.

Vua Lý Thái Tổ băng hà ngày 3/3 năm Mậu Thìn (31/3/1028), hưởng dương 54 tuổi, ở ngôi 19 năm, hiệu là Thuận Thiên./.

(TTXVN)

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, bầu trời, đám mây và ngoài trời Không có mô tả ảnh. Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, ngoài trời, thiên nhiên và nước
Bình luận (0)
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
16 tháng 8 2019 lúc 8:05

Vua Lý Công Uẩn, trong gần 20 năm trị vì (1009-1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên các phương diện kinh tế, văn hóa, củng cố thế độc lập tự chủ dân tộc, ông đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử, đó là công cuộc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nhà nước phong kiến độc lập và mở ra một giai đoạn lịch sử mới có ý nghĩa quyết định với vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long.

Nước Đại Việt kể từ các triều đại vua Hùng đã diễn ra nhiều cuộc định đô và dời đô, mỗi lần như vậy hoặc là phản ánh yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn lịch sử, hoặc là chọn vùng ảnh hưởng hoặc quê hương của vị vua triều đại đó. Vì vậy mà có đất Phong Châu của vua Hùng, Cổ Loa của Thục Phán, Mê Linh của Hai Bà Trưng, Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh.

Nhưng đến Lý Công Uẩn thì ông lại không chọn quê hương Kinh Bắc, mặc dầu đó là quê gốc của ông, mà lại chọn Đại La làm kinh đô.

Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh (968-979) và Tiền Lê (980-1009). Đó là vùng núi hiểm trở, thích hợp với yêu cầu quân sự của một chính quyền độc lập non trẻ còn phải đối phó với nhiều mối đe dọa của giặc ngoài, thù trong.

Với địa thế lợi hại của Hoa Lư, triều Đinh đã đánh bại các thế lực cát cứ địa phương, khôi phục và củng cố nền thống nhất quốc gia; triều Tiền Lê đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Trong vòng 41 năm (968-1009), kinh đô Hoa Lư đã xứng đáng với sự lựa chọn của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành và đã làm tròn vai trò lịch sử của nó.

Lý Công Uẩn thấy rõ tầm quan trọng của kinh thành đối với vận mệnh của đất nước và vương triều. Theo ông, việc định đô phải nhằm "Mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời". Ông nhận thấy "thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác".

Đầu năm 1010, Lý Công Uẩn tự tay viết Chiếu dời đô nói rõ lý do dời đô và quyết định chọn thành Đại La (Hà Nội) làm đô thành của nước Đại Việt.

Bài chiếu có đoạn viết: "Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông, tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. Cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".

Tháng 8 năm 1010, Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra Đại La. Thuyền đỗ ở dưới thành thấy "có rồng vàng hiện lên thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành là thành Thăng Long". Tên gọi Thăng Long tượng trưng thế đi lên của kinh đô và cũng là cả nước.

Việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô ra Thăng Long ngay sau khi ông lên ngôi vua một năm, không đơn giản chỉ là việc di chuyển kinh đô từ địa điểm này sang địa điểm khác, mà nó thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng của người khởi nghiệp nhà Lý; phản ánh sự trưởng thành của dân tộca, thể hiện sức sống của một dân tộc anh hùng.

Thực tế đã chứng minh đúng như vậy, cuộc chuyển đô lịch sử đã mang lại nhiều hệ quả tích cực. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, tượng đồng Quỳnh Lâm, bốn vật được coi là tứ đại khí, chính là sản phẩm của giai đoạn này, giai đoạn mà công việc xây dựng và hưng thịnh đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn.

Tiếp theo là hàng loạt các công trình khác đã được các vua kế nghiệp nhà Lý phát huy: Năm 1042 ban bộ hình thư, năm 1070 dựng Văn miếu, năm 1076 thành lập Quốc tử giám, bắt đầu hình thành nền đại học Việt Nam.

Đặc biệt, cuộc Nam chinh, Bắc phạt dưới thời Lý thắng lợi đã chứng tỏ sự vững mạnh về kinh tế và quân sự của thời đại này.

Từ một sự lựa chọn sáng suốt của Vua Lý Thái Tổ ở thế kỷ XI, Thăng Long - Hà Nội đã đi vào lịch sử đất nước như một thủ đô của muôn đời. Điều đó càng cho thấy giá trị trường tồn của Chiếu dời đô mà nhà vua đã công bố cách đây gần 1.000 năm.

Đối với lịch sử Việt Nam, Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ không chỉ có ý nghĩa là một tuyên cáo cho kỷ nguyên độc lập và phát triển lớn mạnh của dân tộc mà còn là những phác thảo đầu tiên cho cả một hệ tư tưởng Lý.

Ở hệ tư tưởng này, các yếu tố Phật, Nho, Đạo đã kết hợp nhuần nhuyễn với tín ngưỡng và truyền thống dân tộc, tạo nên áng thiên cổ hùng văn, để rồi tiếp nối sau đó là các áng văn hùng tráng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Cáo bình Ngô và Tuyên ngôn độc lập đã làm thành một dòng văn hùng khí Thăng Long mà vua Lý Thái Tổ đã khơi nguồn.

Lịch sử ghi công cho tầm nhìn chiến lược ấy của nhà vua. Khai sáng nhà Lý, Vua Lý Thái Tổ đã nêu gương sáng một đấng minh quân, xuất thân từ quần chúng, nhờ gian khổ rèn luyện mà thành tài, thành danh, khi ở ngôi cao sang vẫn dốc tâm lo việc dân thường. Công lao của Vua Lý Thái Tổ và triều Lý (1009-1225) đã đặt nền móng cho hưng thịnh, trường tồn cả nghìn năm đến tận hôm nay.

Vua Lý Công Uẩn, tự Lý Thái Tổ sinh ngày 12/2 năm Giáp Tuất (8/3/974), tại làng Cổ Pháp (nay thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Năm lên 3 tuổi, Lý Công Uẩn được nhận làm con nuôi của nhà sư Lý Khánh Văn; sau đó đến học ở chùa Lục Tổ của Nhà sư Vạn Hạnh. Lớn lên ông được cử giữ chức chỉ huy quân Điện tiền, được thăng dần lên chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Năm 1009, nhà Tiền Lê suy thoái, được quần thần nhất loạt tôn kính, Lý Công Uẩn lên ngôi Vua, tự Lý Thái Tổ - sáng nghiệp nhà Lý lúc 35 tuổi.

Vua Lý Thái Tổ băng hà ngày 3/3 năm Mậu Thìn (31/3/1028), hưởng dương 54 tuổi, ở ngôi 19 năm, hiệu là Thuận Thiên./.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Hà Hương Linh
Xem chi tiết
Myrie thieu nang :)
Xem chi tiết
Tuyết Thanh
Xem chi tiết
Mạnh
Xem chi tiết
Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Cao Nguyencao
Xem chi tiết
Nấm Rơm
Xem chi tiết
Đoàn Như Tùng
Xem chi tiết