Vì khi rót nước nóng vào thì phần bên trong cốc sẽ nóng trước và sau đó truyền nhiệt dần ra phần bên ngoài cốc. Nhưng nếu nước quá nóng thì khi rót vào do nhiệt độ bên trong cốc tăng lên đột ngột mà nhiệt đó chưa kịp truyền ra ngoài cốc. do đó phần bên trong cốc sẽ giãn nở nhanh hon bên ngoài cốc dẫn đến hiện tượng giãn nở không đều -> rất dễ làm cốc bị vỡ.
Chế nên để tránh hiện tượng đó thì người ta thường nhúng bát hoặc đĩa vào nước ấm trước để tránh bị vỡ khi cho đồ nóng vào.
Cũng tương tự với cốc thủy tinh khi uống chè thì bạn đầu người ta thường rót vào đó một ít nước nóng để tráng đều các cốc. sau đó mới rót chè nóng vào.
khi bạn rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì thuỷ tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước sẽ nở ra ,trong khi đó sự truyền nhiệt của thuỷ tinh kém ,lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nở do vậy mà cốc sẽ bị vỡ.Còn cốc mỏng thì do lớp thuỷ tinh mỏng nên sự truyền nhiệt sẽ lẹ hơn do vậy lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nở như nhau => không vỡ câu trả lời của tui lả vậy đó bạn tham khảo đi nha
cách khắc phục
lót dưới đáy cốc 1 cái khăn lạnh (để giảm nhiệt độ), hoặc cho vào cốc 1 cái thìa kim loại (trung hòa nhiệt lượng). Cách khắc phục thì mình chắc chắn là đúng.
- Khi rót nước đang sôi vào ly thủy tinh, lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nên nóng lên trước và dãn nở, lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và bị vỡ.
- Để khắc phục, trước khi rót nước nóng vào ly bạn hãy đặt vào trong cốc một cái thìa bằng innox, vì đc làm từ innox nên thìa sẽ hút bớt sức nóng cảu nước và ly sẽ không bị vỡ.
Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì thành cốc bên trong nhận được nhiệt nên nóng lên nở ra, trong khi đó thành cốc bên ngoài do chưa nóng lên kịp nên vẫn chưa giãn nở. Do đó thành cốc thủy tinh có sự co giãn vì nhiệt không đồng đều làm cốc rất dễ vỡ
Để hạn chế sự vỡ cốc thì cần tráng thành cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào
***CHÚC BẠN HỌC TỐT***