Bài 9. Tính chất hóa học của muối

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cẩm Vân Nguyễn Thị

SỰ ĐỔI MÀU CỦA CHẤT CHỈ THỊ (QUỲ TÍM) KHI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

Đối với phạm vi kiến thức THCS, các giáo viên thường giới thiệu muối chỉ làm quỳ tím không đổi màu. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với một số muối như NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2.

Sau đây cô sẽ bổ sung cho các bạn một số thông tin như sau: Muối được cấu tạo từ gốc kim loại và gốc axit.

- Muối được tạo từ gốc kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba)gốc axit mạnh (Cl, SO4, NO3) thì không làm quỳ tính đổi màu.

Ví dụ: NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2

- Muối được tạo thành từ gốc kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba)gốc axit yếu (CO3, SO3, PO4, S) thì quỳ tím hóa xanh.

Ví dụ: Na2CO3, K2S, Na3PO4, CaS

- Muối được tạo thành từ gốc kim loại tb-yếu (Al, Zn, Fe, Cu, ...)gốc axit mạnh (Cl, SO4, NO3) thì quỳ tím hóa đỏ.

Ví dụ: FeCl3, AlCl3, ZnSO4, CuSO4,...

- Muối được tạo thành từ gốc kim loại tb-yếu (Al, Zn, Fe, Cu, ...)gốc axit yếu (CO3, SO3, PO4, S) thì phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Lê Nguyên Hạo
25 tháng 9 2018 lúc 18:40

Sách giáo khoaa cần cải cách vấn đề này, chứ dạy học sinh theo sách mà đáp án lại ra theo thí nghiệm thì căn cứ ở đâu mà chấm? Hồi đó tỉnh em cũng bị cái này :v trong sgk bảo màu vàng :v nhưng thi ra lại là màu nâu đất :v mọi người đều nói là lấy sgk làm căn cứ :))) nhưng người ra đề lấy thực tế và học sinh đều bị trừ câu đó 0,25 đ (trừ mấy người làm sai ^_^). 0,25 đ :))) đủ khiến một vài ai đó rớt tốt nghiệp cấp II và tuyển sinh lớp 10 :v

Mysterious Person
25 tháng 9 2018 lúc 19:49

nói tóm tác vấn đề của cô giáo đã nói :

muối tạo bởi bazơ mạnh bazơ yếu
axit mạnh không đổi màu quì tím đổi màu quì tím sang màu đỏ
axit yếu đổi màu quì tím sang màu xanh trường hợp này thì chưa chắc được và độ pH của nó gần bằng 7

Thảo Phương
25 tháng 9 2018 lúc 15:06

Kiến thức của cô rất hữu ích cho BD HSG hóa ạ . Thế nhưng cô ơi cho em hỏi làm sao để biết được muối mạnh hay muối yếu ạ cô Cẩm Vân Nguyễn Thị ?!! Em đang bồi dưỡng hóa và đang rất thắc mắc chỗ đó ạ cô?!

Lê Dung
25 tháng 9 2018 lúc 19:23

Cái này bổ ích thật ấy cô :D để em lưu về máy hôm nào vận dụng vào bài tập. Dạo này bị mấy cái axit, oxit, bazo, muối nuốt chửng rồi :<<

Kiên
30 tháng 9 2018 lúc 12:01

Dạ , cô có thể chỉ cho em cách đoán sản phẩm của dung dich muối axit của axit manh + dung dich muối axit của axit yếu được không cô

Hoàng Thảo Linh
9 tháng 10 2018 lúc 22:08

Cái này e có học r mà tưởng k áp dụng mấy nên học cũng sơ qua. Không nhớ lắm