-----Tham khảo-----
Cả hai bài thơ đều thể hiện tình quê hương sâu đậm nhưng hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau:
Tĩnh dạ tứ:
+ Hoàn cảnh: Người ở xa quê vọng nhớ về quê trong một đêm trăng.
+ Cách thể hiện: Dùng ánh trăng để thể hiện tình cảm nhớ quê thao thức nhìn văn và nhìn trăng càng khiến tác giả nhớ quê. Giọng điệu trữ tình và sâu lắng.
Hồi hương ngẫu thư:
+ Hoàn cảnh: Bị coi là khác ngay nơi chôn rau cắt rốn, sau khi gần cả đời người cách xa mới trở về.
+ Cách thể hiện: Miêu tả cái đổi và cái không đổi để thể hiện tấm lòng tha thiết với quê hương. Giọng điệu vừa hóm hỉnh vừa ngậm ngùi.
- Hoàn cảnh:
+ Bài Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch được sáng tác khi rời xa quê, một đêm nhìn ánh trăng và khắc khoải nhớ quê nhà
+ Bài Hồi hướng ngẫu thư của Hạ Tri Chương được viết khi nhà thơ được trở về quê cũ, đứng ngay trên mảnh đất quê hương mình mà như người xa lạ
- Cách thể hiện tình cảm:
+ Bài Tĩnh dạ tứ sử dụng từ ngữ đơn giản mà chắt lọc thể hiện tình cảm một cách trực tiếp nhẹ nhàng, thấm thía nỗi nhớ quê của một người phải đang sống xa quê
+ Bài Hồi hướng ngẫu thư thể hiện một cách gián tiếp, thông qua tả và kể
Bài thơ biểu hiện vừa chân thực, vừa hóm hỉnh tỉnh yêu quê hương thắm thiết đáng trân trọng của một viên quan lớn đời Đường trong khoảnh khắc vừa đặt chân về quê