Hướng dẫn soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Diễm Dương

a) Bài thơ (bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào ? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp ? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ?

b) Em hãy đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :

- Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào ?

- Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào ?

c) Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :

- Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương ?

- So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu thơ cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

d) Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu cuối thuần tuý tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.

GIÚP MK VS..MK ĐAG CẦN GẤP LẮM

MK CẢM ƠN TRƯỚC

Nya arigatou~
27 tháng 10 2016 lúc 20:14

d.

Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

Bình luận (1)
Nya arigatou~
27 tháng 10 2016 lúc 20:44

/hoi-dap/question/106849.html

Bình luận (1)
Thang Phan
27 tháng 10 2018 lúc 19:30

Tr-a) ngũ ngôn tứ tuyệt. Ko bị những quy tắc chặt chữ về vần nhịp. Cảm xúc bao trùm là buồn nhớ quê hương của những người sống xa quê.

b)

- Hai câu thơ đầu cảnh đêm đc gợi tả bằng hình ảnh trăng sáng sương trên mặt đất

-Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh tràn ngập ánh trăng hình ảnh ánh trăng sáng đc ngỡ như dương phủ trên mặt đất. Từ sương gợi màu trắng và tạo cảm giác lạnh

c)

- Lí Bạch xa quê từ năm 25 tuổi, trước đó ở quê nhà ánh trăng là hình ảnh quen thuộc và gắng bó với ông, ông rất thích trèo lên đỉnh núi để ngắm trăng. Chính vì thế mà trong những ngày tháng xa quê hễ nhìn thấy vầng trăng sáng thì ông lại nhớ quê nhà

- Cử đầu đối với đê đầu, vọng minh nguyệt đối với tư cố hương. Từ loại kẻ các vế đối giống nhau, số lượng chữ các bộ phận tham gia đối bằng nhau

* Tác dụng của phép đối: trước khi <cuối đầu > tác giả <ngẩn đầu>. Ngẩn đầu mới có thể nhìn thấy ánh trăng sáng. Sau đó tác giả lại cúi đầu để suy ngẫm và nhớ về quê hương. Điều này giúp biểu hiện nổi nhớ quê của tác giả

d) Em ko tán thành ý kiến đó vì hai câu thơ đầu ko chỉ tràn ngập ánh trăng mà còn chang chứa ý vị trữ tình hai câu thơ sau thông qua hình ảnh ánh trăng sáng đã làm nổi bật tâm trạng xúc động nhớ quê hương của nhà thơ.

Trong bài thơ có sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà giữa cảnh và tình, từ đó tạo nên 1 mạch cảm xúc thống nhất cho bài thơ

( chúc mọi người học tốt nhé )

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Hồng Nhung Đặng Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Phùng Thị Xuân Mai
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Điện Tuấn
Xem chi tiết
lan tong
Xem chi tiết
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết