ách phòng tránh: mặc dù các dấu hiệu nhận biết dạng ngộ độc này rất phức tạp , khó đánh giá, khó phát hiện bằng mắt thường nên biện pháp tốt nhất để phòng tránh là mua các loại thức ăn hàng ngày có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến sản phẩm thực phẩm đó…
Ngộ độc thực phẩm do trong nguyên liệu có chứa sẵn độc tố:
Bản thân các loại rau, củ, quả tươi có sẵn độc tố. Chúng ta có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải các loại như: khoai tây mọc mầm, cá nóc chế biến không đúng cách,mật cá trắm, nấm, khoai tây mọc mầm, một số loại đậu, sắn, lá ngón…
Cách phòng tránh: tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm có chứa sẵn độc tố đã được khuyến cáo để không sử dụng phải chúng.
Ngộ độc thực phẩm do ăn phải các thức ăn bị biến chất, ôi thiu:
Một số loại thực phẩm khi để lâu sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn và ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc như : hợp chất amin sinh ra trong thức ăn nhiều đạm ( thịt, cá, trứng…) hay các peroxit có trong dầu mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần, các chất amoniac ….chúng là các chất độc hại cho cơ thể. Đặc biệt các chất độc này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun nấu ở nhiệt độ cao.
Cách phòng tránh: Không sử dụng thức ăn đã để lâu ngày, hết hạn sử dụng hay bảo quản không đúng cách, các thực phẩm có dấu hiệu thay đổi về màu sắc, hương vị, hình dáng….