Ôn tập chương III: Nấu ăn trong gia đình

Nội dung lý thuyết

Ôn tập chương III - Nấu ăn trong gia đình 

Tóm tắt lý thuyết

I. VỀ KIẾN THỨC

1. Nêu vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể

  • Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của cơ thể. 

  • Ăn uống phải phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng.

a) Ăn đủ no, đủ chất để cơ thể khoẻ mạnh.

  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng đều có hại cho sức khoẻ và có thể mắc bệnh do ăn uống không hợp lí

b) Cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

  • Chú ý thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi.

 

2. Thế nào là nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm? Nêu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm

  • Nhiễm trùng thực phẩm: Là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm

  • Nhiễm độc thực phẩm: Là sự xâm nhập của các chất độc có hại vào thực phẩm

  • Sử dụng thực phẩm nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ bị ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hoá.

  • Cần có biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm trong gia đình.

3. Tại sao cần quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

  • Hiểu biết chức năng dinh dưỡng của thực phẩm để có biện pháp sử dụng và bảo quản thích hợp.

  • Bảo quản chất dinh dưỡng để chất dinh dưỡng ko bị mất đi nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm (lúc chuẩn bị cũng như khi chế biến).

4. Nêu các phương pháp chế biến thực phẩm

  • Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiêt: Luộc, nướng, rán, xào...

  • Phương pháp chế biến thực phẩm ko sử dụng nhiệt; trộn, nộm, muối dưa...

  • Biết vận dụng các phương pháp chế biến thực phẩm phù hợp để xây dựng thực đơn và khẩu phần trong gia đình.

5. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình?

  • Tổ chức bữa ăn hợp lý để đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình.

6. Thế nào là thực đơn? Nguyên tắc xây dựng thực đơn.

  • Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày

  • Có thực đơn công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.

  • Nguyên tắc xây dựng thực đơn (3 nguyên tắc)

    • Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn

    • Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn

    • Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng

  • Nắm vững quy trình tổ chức bữa ăn để có kế hoạch tổ chức ăn uống chu đáo, khoa học, đồng thời thể hiện được nét đặc trưng của văn hoá ẩm thực Việt Nam.

II. VỀ KĨ NĂNG

1. Thực hiện được những bữa ăn hợp lí, giữ vệ sinh, an toàn thực phẩm.

2. Chế biến được một số món ăn đơn giản, thường dùng trong gia đình.

3. Xây dựng được thực đơn cho bữa ăn thường ngày hoặc bữa liên hoan trong gia đình.

Lời kết

Sau khi học xong bài Ôn tập chương III - Nấu ăn trong gia đình, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Củng cố, hệ thống được các kiến thức đã học về ăn uống, dinh dưỡng , vệ sinh an toàn thực phẩm, nấu ăn trong gia đình....nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng lao động.

  • Có kỹ năng vận dụng vào thực tế để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống.