Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ. Nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người.
Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ vi hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều câu ca ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ:
Tóc em dài, em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý, anh thương1
Hay: Mình về có nhớ ta chăng ?
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười !
nghĩa :Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con người
Giá trị câu tục ngữ :Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người
Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện :Rèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức
Tham khảo:
Câu tục ngữ nhắc đến hai bộ phận trên khuôn mặt con người là răng và tóc, được coi là một “góc con người”. Qua đó, cho thấy vai trò quan trọng của chúng, vừa thể hiện được phần nào tình trạng sức khỏe con người vừa biểu hiện cho vóc dáng, tính tình, nét đẹp của con trai con gái. Trải qua thời gian dài, tiêu chuẩn về cái đẹp của dân gian ta cũng có nhiều thay đổi. Phụ nữ xưa đẹp trong mái tóc dài, răng đen láy hạt na, đàn ông với mái tóc dài búi cao. Ngày nay, cách để tóc đã có nhiều sự lựa chọn cho phù hợp với tính cách mạnh mẽ hay dịu dàng và sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, dù thời nào, người có mái tóc mượt mà, óng ả, hàm răng trắng sáng sẽ thu hút được ánh nhìn thiện cảm của người đối diện. Vì vậy câu tục ngữ muốn nhắc nhở con người phải biết giữ gìn, chăm sóc hàm răng và mái tóc của mình. Bởi đó cũng là một trong những “tiêu chí” để người ngoài đánh giá khi nhìn vào chúng ta. Câu tục ngữ thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về con người của nhân dân ta.