*Hai mặt tương phản là:- Người dan chống chọi với nguy cơ đê vỡ dưới trời mưa tầm tã.
- Quan phủ, nha lại cùng với chánh tổng đánh tổ tôm trong đình trong khi đi hộ đê.
*Dân:+ Thời gian: gần 1 giờ đêm
+ Không gian: Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to. Khúc đê làng X, thuộc phủ X có nguy cơ vỡ.
+ Người dân: hàng trăm, hàng nghìn người
=> Sức người bất lực với sức trời.
*Quan phụ mẫu:+ Địa điểm: trong đình
+ Vật dụng: tráp đồi mồi, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm,...
+ Kẻ hầu người hạ: đi lại rộn ràng.
*Phép tăng cấp:
+ Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ:
- "Mưa tầm tã"; "Mưa tầm tã trút xuống";" Nước sông nhị hà lên to quá";"Dưới sông nước cuồn cuộn bốc lên";"Khúc đê thẩm lậu bị núng thế nguy cơ vỡ đê".
=> Thiên nhiên ngày càng dữ dội, nguy cơ vỡ đê nhanh.
* Sự vất vả căng thẳng của người dân hộ đê:
- "Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ, con người ai cũng mệt lử".
=> Sức người ngày càng bất lực trước sức trời.
*Mức độ đang mê cờ bạc của tên quan phủ:
- Mê bài bạc, không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đê.
- Trước sân đình mưa to nhưng quan vẫn không hề hay biết.
- Người nhà quê báo tin đê vỡ nhưng quan mặ kệ, quát mắng.
- Sung sướng cực độ khi ù ván bài to.
=> Thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viện quan phụ mẫu.
Chúc bạn học tốt !
- Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.
- Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.
- Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.