Hướng dẫn soạn bài Bố cục trong văn bản

Bang Tan Phương

Những từ ngữ sau đây gợi cho bạn liên tưởng đến vùng đất nào :cây bàng vuông, đảo san hô, Đá Trắng, Song Tử Tây Biển Đông ...Bạn biết j về vùng đất đó ?Hãy viết một bài văn ngắn trình bày những hiểu biết và tình cảm của bạn về vùng đất trường sa

Thảo Phương
3 tháng 8 2018 lúc 17:05

Em nghi den vung dat Truong Sa la mot quan dao cua Viet Nam.
Trên quần đảo Trường Sa, lễ chào cờ được tổ chức vào thứ hai đầu tuần hay vào những ngày lễ kỷ niệm, những dịp quan trọng khi có khách tham quan.Đoàn chúng tôi - những người làm công tác truyền thông cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đến thăm 5 đảo nổi, 7 đảo chìm và 2 nhà giàn thuộc quần đảo Trường Sa. Chúng tôi vinh dự được tham gia lễ chào cờ dưới cột mốc chủ quyền thiêng liêng ở các đảo nổi: Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa lớn.Buổi sáng, biển, trời thật xanh. Khi bước chân lên đảo Trường Sa lớn, sau phút giây hân hoan gặp gỡ các chiến sĩ hải quân và Nhân dân, thiếu nhi xã đảo, chúng tôi tiến về khu vực đường băng lộng gió của sân bay. Từ loa truyền thanh, giọng người chỉ huy phát ra:“Kính mời đoàn công tác và quân, dân của đảo vào vị trí làm lễ chào cờ”. Tất cả chúng tôi bước nhanh xếp hàng, hướng mắt về cột mốc chủ quyền với lá cờ phấp phới và người chiến sĩ hải quân trang nghiêm cầm chắc tay súng. “Nghiêm…! Chào cờ…. chào!”. Khi nghe mệnh lệnh ấy, tổ quân kỳ đứng ở đầu hàng giương cao cờ “Đảo Trường Sa”. Tất cả nhìn lên cờ Tổ quốc đang tung bay kiêu hãnh trên trời xanh, hát vang: “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...”.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
10 tháng 8 2019 lúc 22:38

Những từ ngữ sau gợi cho em liên tưởng đến vùng đất Trường Sa: cây bàng vuông, đảo san hô, Song Tử Tây, Biển Đông...

Bài văn :
Trường Sa là một quần đảo của Việt Nam và là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt thuộc biển Đông. Tuy nhiên, quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei, Trung Hoa Quốc dân, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Việt Nam. Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm Spratly Islands vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi. Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lý nằm bên trong phần phía nam của đường chín đoạn. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan. Về phần Malaysia, nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, chưa rõ Brunei đòi hỏi cụ thể thực thể địa lý nào vì chỉ thấy nước này đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc biển Đông.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
10 tháng 8 2019 lúc 22:58

Những từ ngữ sau đây gợi cho bạn liên tưởng đến vùng đất nào: cây bàng vuông, đảo san hô, Đá Trắng, Song Tử Tây, Biển Đông ..... bạn biết gì về vùng đất đó? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày hiểu biết và tình cảm của bạn về vùng đất này

​Bai lam
Em nghi den vung dat Truong Sa la mot quan dao cua Viet Nam.
Trên quần đảo Trường Sa, lễ chào cờ được tổ chức vào thứ hai đầu tuần hay vào những ngày lễ kỷ niệm, những dịp quan trọng khi có khách tham quan.

Đoàn chúng tôi - những người làm công tác truyền thông cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đến thăm 5 đảo nổi, 7 đảo chìm và 2 nhà giàn thuộc quần đảo Trường Sa. Chúng tôi vinh dự được tham gia lễ chào cờ dưới cột mốc chủ quyền thiêng liêng ở các đảo nổi: Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa lớn.

Buổi sáng, biển, trời thật xanh. Khi bước chân lên đảo Trường Sa lớn, sau phút giây hân hoan gặp gỡ các chiến sĩ hải quân và Nhân dân, thiếu nhi xã đảo, chúng tôi tiến về khu vực đường băng lộng gió của sân bay. Từ loa truyền thanh, giọng người chỉ huy phát ra:“Kính mời đoàn công tác và quân, dân của đảo vào vị trí làm lễ chào cờ”. Tất cả chúng tôi bước nhanh xếp hàng, hướng mắt về cột mốc chủ quyền với lá cờ phấp phới và người chiến sĩ hải quân trang nghiêm cầm chắc tay súng. “Nghiêm…! Chào cờ…. chào!”. Khi nghe mệnh lệnh ấy, tổ quân kỳ đứng ở đầu hàng giương cao cờ “Đảo Trường Sa”. Tất cả nhìn lên cờ Tổ quốc đang tung bay kiêu hãnh trên trời xanh, hát vang: “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...”. Dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc, tiếng hát mang hào khí của dân tộc được cất lên giữa trùng khơi.

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã nhiều lần chào cờ, hát Quốc ca. Lễ chào cờ nào cũng nghiêm trang. Nhưng, cũng là bài Quốc ca ấy, cũng là màu cờ ấy, lá cờ ấy khi hát ở Trường Sa, bên cột mốc chủ quyền thiêng liêng lại xúc động biết bao nhiêu. Cảm xúc đó dâng trào thật mãnh liệt, rất khó gọi thành lời. Rất nhiều người trong đoàn công tác chúng tôi, với rất đông là các nhà báo thì rơm rớm nước mắt, đôi vai run run và lòng nghèn nghẹn, không thể hát trọn câu.

Khi bài Tiến quân ca vừa dứt, người chỉ huy dõng dạc hô 10 lời thề danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 10 lời thề vang lên trong tiếng sóng, giữa biển trời của Tổ quốc: “Chúng tôi, quân nhân trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, lấy danh dự người chiến sĩ cách mạng xin thề dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc: Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội!...”. Kết thúc nội dung mỗi lời thề là lời đáp “xin thề” đanh thép đầy quyết tâm của tất cả cán bộ, chiến sĩ hải quân nơi vùng biển tiền tiêu của đất nước.

Vẫn còn trong cảm xúc đó, buổi lễ chuyển qua phần diễu hành trang trọng bên cột mốc chủ quyền của các chiến sĩ hải quân đảo Trường Sa. Màn diễu hành của các đơn vị trên đảo trên nền nhạc và bài hát Tiến bước dưới quân kỳ. Một khí thế hào hùng, oai phong của những người lính đảo.

Nhìn cờ đỏ sao vàng tung bay kiêu hãnh trong nắng gió Trường Sa, chứng kiến đoàn quân oai phong, đôi mắt cương nghị của những người lính trẻ bên cạnh cột mốc chủ quyền thấy thật bồi hồi, thiêng liêng. Tất cả như tiếp thêm sức mạnh cho chiến sĩ và người dân trên đảo. Và tôi hiểu vì sao đã có biết bao người lính hải quân không quản gian truân đang ngày đêm canh giữ biển đảo, nhất là các đảo chìm xung quanh chỉ có nước biển và sóng. Tôi hiểu, trong một cuộc chiến không cân sức, chiến sĩ đảo Gạc Ma vẫn không nản chí và 64 cán bộ, chiến sĩ trước khi hy sinh đã lấy cờ Tổ quốc quấn vào thân mình hiên ngang chắn những luồng đạn của kẻ thù để giữ đảo… Hay sự bình tĩnh, dũng cảm, kiên cường của các chiến sĩ hải quân Trường Sa chống lại những trận cuồng phong dữ dội trên biển để bảo vệ nhà giàn DK1. Tinh thần đó đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho đất liền.

Trường Sa kết nối tất cả chúng tôi. Chỉ một lần gặp nhau trong chuyến công tác, đã ba năm rồi, nhưng không ai quên những ngày ra Trường Sa. Từ Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Quảng Ninh, Hải phòng, An Giang, Quảng Nam, Cao Bằng, Điện Biên...chúng tôi vẫn thường xuyên hàn huyên và tìm đến nhau, để nhắc lại, kể về câu chuyện Trường Sa hào hùng, yêu dấu.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Mỹ Tâm Lê Thị
Xem chi tiết
Miyano Rikka
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Võ Phạm Gia Bảo
Xem chi tiết
Mỹ Tâm Lê Thị
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
CON CHÓ 4 ĐẦU
Xem chi tiết
Family
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết