Văn bản ngữ văn 9

nguyễn Quang Mạnh

Nghj luận về hiện tượng ngày càng xuất hiện nhiều dòng sông chết ở nc ta.

Minh Thư
8 tháng 2 2017 lúc 12:49

Đất nước ta đang trên đường phát triển. Thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội; tình hình an ninh, quốc phòng; đối nội, đối ngoại là thật đáng tự hào. Đảng và nhà nước đang có nhiều chủ trương để đảm bảo đất nước phát tiển bền vững. Song, bên cạnh những gì đáng tự hào, chúng ta cúng thật xót xa khi được biết vấn đề môi trường của đất nước đang có những dấu hiệu không tốt. Điều đáng quan tâm nhất là hiện tượng ô nhiễm môi trường nước. Những ngày gần đây, trên báo chí và phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin về hiện tượng “ Hiện nay, trên đất nước ta có những dòng sông đã chết và những dòng sông đang kêu cứu”. Đây không chỉ là hiện tượng đáng suy nghĩ mà còn là vấn đề cần hết sức quan tâm.

Hiện tượng trên đất nước ta có những dòng sông đã chết và những dòng sông đang kêu cứu là một thực tế. Báo Vietnam net (5.10.08) phản ánh “Sông Thị Vải đã trở thành dòng sông chết. Và hiện nay, sông Dinh ở TP Vũng Tàu cũng đang hấp hối. Theo phản ánh của nhiều người nuôi bè hàu trên sông Dinh, đoạn thuộc phường 12, TP Vũng Tàu (gần cầu Cỏ May), từ chiều 2/1/2008, bắt đầu xuất hiện hiện tượng cá, tôm chết, và lượng cá, tôm chết đã tăng thêm rất nhiều trong những ngày gần đây...Hiện nước trên sông Thị Vải đã trở nên đen đặc, hôi thối nồng nặc. .Không chỉ sông Thị Vải, sông Dinh mà còn rất nhiếu con sôngkhác đang kêu cứu “Sông Đồng Nai : Ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ rõ rệt, ô nhiễm kim loại nặng, pheno,; Sông Sài Gòn: Mức độ ô nhiễm là nghiêm trọng . Sông Cầu: Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên” ( Trích báo cáo môi trường Nước Việt Nam tháng 12. 2007). Ở Quảng Nam, dòng sông Trường Giang đã chết dần do chất thải từ các bải khai thác vàng đã từng được báo chí địa phương kêu cứu liên tục trong muà hè vừa qua là hiện thực gần nhất . Rõ ràng, có biết bao dòng sông thơ mộng đã sống trong thơ, trong nhạc, họa một thời hiện đang chết, đang hấp hối và đang kêu cứu!

Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng những dòng sông Việt Nam đã chết và đang kêu cứu như đã nói ở trên? Trả lời câu hỏi này thật không khó. Song chúng ta cần suy xét cho đầy đủ, sâu sắc.

Có thể nói,nguyên nhân chính là con người, những con người vì lợi ích của mình đã bằng nhiều cách tạo nên sự ô nhiễm, dẫn đễn cái chết của biết bao dòng sông. Dòng sông Thị Vải chết từ sự ngọt ngào vô cảm của những người chủ Ve dan. Vì lơi nhuận, họ đã trở thành người vô trách nhiệm đã giết chết dần một dòng sông. Sự ô nhiễm môi trường nước ở sông Nhuệ - sông Đáy bắt đầu từ đâu nếu không phải do sự ra đời và hoạt động của các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến, các tụ điểm dân cư ... Không nên đổ lỗi cho mặt trái của qúa trình phát triển, mà phải nói ngay rằng, con người chúng ta đang giết chết dần những dòng sông của đất nươc. Nói con người cũng cần thấy nguyên nhân từ sự phát triển kinh tế không bền vững, cách nhìn nhận về vai trò của môi trường nước chưa thật đúng đắn. Các cơ quan nhà nước đã chưa làm việc có hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Sự quản lý bằng luật bảo vệ môi trường còn yếu kém. Rõ ràng, muốn bảo đảm đời sống con người nhất định phải quản lý tốt môi trường. Cần nghiêm khắc nhìn nhận về nguyên nhân này mới có thể cứu sống những dòng sông.

Nói nguyên nhân về con người cũng nên hiểu sâu sắc rằng, rõ ràng con người chưa nhận thức hết ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng của môi trường nước đối với đời sống. Nước là môi trường của sự sống. điều này ai cũng hiểu. Thế nhưng con người vẫn còn chưa thấy rằng, một dòng sông ô nhiễm sẽ kéo đẫn đến nguồn thủy sản bị hủy diệt, nguồn nước cho cây xanh, cho động vật, cho con người sẽ nguy hại vô cùng. Ta đã từng nghe xuất hiện một số làng ung thư, nạn ngộ độc cả làng, dịch tiêu chảy cấp...phần lớn là bắt nguồn từ nguồn nước. Rõ ràng, tiếng kêu cứu của những dòng sông là tiếng kêu cứu về môi trường sống của mỗi chúng ta, tiếng kêu cứu cho hôm nay và cho cả tương lai của dân tộc.

Những dòng sông của đất nước này là tài sản, là tiềm năng để phát triển. Con sông Hồng tắm mát cả đồng bằng Bắc Bộ và là nguồn điện vô cùng lớn của đắt nước. Những dòng sông chảy qua đồng bằng Nam bộ mang theo phù sa màu mỡ làm nên những hạt gạoViệt Nam. Con sông nào chẳng là nguồn cá tôm đồi dào phục vụ con người. Có thể nói, từ bao đời, con người đã được những dòng sông nuôi dưỡng, những dòng sông là người bạn thân thiết sẵn lòng ban tặng cho chúng ta một cuộc sống đủ đầy, no ấm. Cho nên thái độ đối xử để những dòng sông chết dần trong kêu cứu là một hành vi vong ơn, bội nghĩa, một thái độ tàn nhẫn đáng phê phán.

Vậy chúng ta cần làm gì để trả lại nguồn nước ngọt ngào và vẻ đẹp thơ mộng cho những dòng sông trên đất nước ta?. Trước hết, cần làm cho mọi người nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ không của riêng ai mà là của cả cộng đồng; làm cho mọi người nhận ra tác hại khi những dòng sông từng ngày đang dần ô nhiễm. Mỗi chúng ta không chỉ nói mà phải làm, phải có trách nhiệm, có hành động thiết thực để giữ lấy những dòng sông trong sạch. Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ những dòng sông, phải có ý thức phê phán những hành vi gây ô nhiễm, phải mạnh dạn tố cáo những biểu hiện dẫn đến cái chết của những dòng sông.

Mặc khác, Nhà nước cũng phải nhận rõ sự yếu kém của mình trong việc quản lý môi trường nước nói riêng và môi trươhg nói chung để có thể xây dựng chiến lược để bảo vệ và phát huy tiềm năng của những dòng sông thật đúng mức.

Phải nói rằng, hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng với chức năng, nhiệm vụ của mình có một tác động đến cộng đồng thật lớn. Cần phát huy thế mạnh này để làm thay đổi nhanh chóng nhận thức của con người, kịp thời tố cáo những hành vi làm ô nhiễm các dòng sông và những vấn đề môi trường của đất nước.

Hiện thực về những dòng sông chết và những dòng sông đang kêu cứu là một lời cảnh báo cho mỗi chúng ta về môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa. Phải biết lo lắng xót xa trước hiện tượng này. Tôi nghĩ rằng, với tình yêu vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông, yêu mến cuộc sống của chúng ta,với sự quan tâm của Đảng, nhà nước và các tổ chức môi trường, người dân Việt bằng việc làm của mình, sẽ đem lại cho dòng sông quê nguồn nước ngọt ngào, sẽ trả lại cho cánh đồng nguồn nước mát, tả lại cho hôm nay và cho mai sau tài sản vô giá của sự sống. là nguồn nước từ các dòng sông.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

nguyễn thảo nguyên
8 tháng 2 2017 lúc 13:02

MB

* môi trương là điều kiện vô cùng quan trọng đối với sự sống con người cũng như muôn loài trên trái đất. Nó là vấn đề được đặt ra không chỉ riêng một quốc gia mà là của toàn thế giới.

* Những dòng sông là một cơ thể sống của môi trường, có ảnh hưởng tưới rất nhiều yếu tố..Khí hậu, sinh thái, xã hội, thổ nhưỡng, đời sống con người...

* Nhưng hiện nay ở việt Nam đang ngày càng xuất hiện nhiều dòng sông chết.

TB

* giải thích

+, Dòng sông chết là những dòng sông không thể hoạt động, lưu chảy hoặc không còn có tác dụng, giá trị.

* Thực trạng các dòng sông chết hiện nay

+, những dòng sông chết đã và đang trở thành hiện tượng đáng báo độngvề tình trạng ô nhiễm môi trường

., Bị bob nghẹt hoặc xóa sổ.

., Dòng nước bị cạn kiệt, ứ đọng hoặc bị ô nhiễm nặng nề như sông Thị Vải hoặc nhiều con sông khác.

., Những con sông nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,...

* Nguyên nhân

+, Những dòng sông chết xuất hiện ngày càng nhiều đều do ý thức con người gây ra.

+, San lấn để làm các công trình xây dựng.

+, Hóa chất đọc hại của các nhà máy, công xưởng,.. chưa qua xử lí.

+, Tệ nạn vứt, xả rác thải sinh hoạt, y tế,..bừa bãi gây ô nhiễm dòng chảy.

* Hậu quả

+, Những dòng sông chết kéo theo sự hủy diệt, chết chóc của muôn loài sinh vật. cây cối thiếu nước tưới, đất đai bị ô nhiễm không sản xuất được.

+, Dẫn tới sự ô nhiễm không khí do sự hôi thối bởi những dòng nước đen ngòm không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm mất mĩ quan.

>> Sự chết chóc của các dòng sông gây hậu qur nghiêm trọng, kéo dài về tất cả các lĩnh vực..Kinh tế, đời sống, xã hội, sức khỏe con người và ảnh hưởng tới nhiều yếu tố môi trường khác.

* ý thức con người và cách giải quyết

+, bản thân mỗi người cần hiểu rõ tầm quan trọng trong môi trương sinh thái của các dòng sông, để từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn.

+. Các nhà máy, công xưởng,..cần xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường.

+, Người nông dân cần hiểu rõ cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sao cho đúng kĩ thuật để bảo vệ nguồn nước.

+, Tránh xả thải rác ra những dòng sông và đừng giết chết nó vì lợi lộc trước mắt.

KB

* Cần lên án các đơn vị, tổ chức, cá nhân vì lợi ích kinh tế mà thiếu ý thức, trách nhiệm, trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, đã có những hành động hủy hoại, giết chết các dòng sông.

* Hủy hoại các dòng sông cũng chính là việc hủy hoại cuộc sống của chính bản thân mỗi người.

* Tuổi trẻ cần có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ những dòng sông.

Trần Ngọc Định
8 tháng 2 2017 lúc 21:20

Có 2 lý do chính :
1/ Do hiệu ứng nhà kính khí hậu toàn cầu thay đổi , trái đất nóng lên , lượng mưa trên toàn cầu rất ít , trời nắng nóng nước bốc hơi hết không còn nước nữa nên sông chết .
2/ Do con người xây dựng thuỷ điện, xây đập trên đầu nguồn, chận tất cả suối rạch để tích nước lại phục vụ cho thủy điện , nên sông không được những giòng suối đổ nước vào trên thượng nguồn nữa nên tắt . Thượng nguồn sông chỉ là những giòng suối trên núi , những giòng suối trên đó là khởi nguyên của giòng sông , bây giờ suối bị chận lại thì sông không còn nước nữa nên tắt , đó là chuyện dĩ nhiên . Cụ thể như Quảng Nam đã xây thủy điện chận đầu nguồn khiến cho sông Vu Gia không còn đủ nước cung cấp cho nhà máy nước Đà Nẵng tại Cầu Đỏ nữa, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng phải trình lên Bộ Thủy Lợi , bộ phải họp Tỉnh Quảng Nam và Thành Phố Đà Nẵng lại giải quyết . Hễ càng xây thủy điện , xây đập , ở đầu nguồn bao nhiêu thì sông càng tắt bấy nhiêu.
Đây là trường hợp Trung Quốc đã xây đập , thủy điện , ở đầu nguồn khiến cho sông Viêt Nam ở miền bắc tắt vì các sông ở miên bắc Việt Nam đều phát xuất từ trung Quốc .
Đây thật là một nạn trong những nạn .

Dựa vào đây để khai triển bài viết nhé :)

Lưu Hạ Vy
8 tháng 2 2017 lúc 14:46

Đất nước ta đang trên đường phát triển. Thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội; tình hình an ninh, quốc phòng; đối nội, đối ngoại là thật đáng tự hào. Đảng và nhà nước đang có nhiều chủ trương để đảm bảo đất nước phát tiển bền vững. Song, bên cạnh những gì đáng tự hào, chúng ta cúng thật xót xa khi được biết vấn đề môi trường của đất nước đang có những dấu hiệu không tốt. Điều đáng quan tâm nhất là hiện tượng ô nhiễm môi trường nước. Những ngày gần đây, trên báo chí và phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin về hiện tượng “ Hiện nay, trên đất nước ta có những dòng sông đã chết và những dòng sông đang kêu cứu”. Đây không chỉ là hiện tượng đáng suy nghĩ mà còn là vấn đề cần hết sức quan tâm. Hiện tượng trên đất nước ta có những dòng sông đã chết và những dòng sông đang kêu cứu là một thực tế. Báo Việt nam net (5.10.08) phản ánh “Sông Thị Vải đã trở thành dòng sông chết. Và hiện nay, sông Dinh ở TP Vũng Tàu cũng đang hấp hối. Theo phản ánh của nhiều người nuôi bè hàu trên sông Dinh, đoạn thuộc phường 12, TP Vũng Tàu (gần cầu Cỏ May), từ chiều 2/1/2008, bắt đầu xuất hiện hiện tượng cá, tôm chết, và lượng cá, tôm chết đã tăng thêm rất nhiều trong những ngày gần đây...Hiện nước trên sông Thị Vải đã trở nên đen đặc, hôi thối nồng nặc. .Không chỉ sông Thị Vải, sông Dinh mà còn rất nhiếu con sôngkhác đang kêu cứu “Sông Đồng Nai : Ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ rõ rệt, ô nhiễm kim loại nặng, pheno,; Sông Sài Gòn: Mức độ ô nhiễm là nghiêm trọng . Sông Cầu: Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên” ( Trích báo cáo môi trường Nước Việt Nam tháng 12. 2007). Ở Quảng Nam, dòng sông Trường Giang đã chết dần do chất thải từ các bải khai thác vàng đã từng được báo chí địa phương kêu cứu liên tục trong muà hè vừa qua là hiện thực gần nhất . Rõ ràng, có biết bao dòng sông thơ mộng đã sống trong thơ, trong nhạc, họa một thời hiện đang chết, đang hấp hối và đang kêu cứu! Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng những dòng sông Việt Nam đã chết và đang kêu cứu như đã nói ở trên? Trả lời câu hỏi này thật không khó. Song chúng ta cần suy xét cho đầy đủ, sâu sắc. Có thể nói,nguyên nhân chính là con người, những con người vì lợi ích của mình đã bằng nhiều cách tạo nên sự ô nhiễm, dẫn đễn cái chết của biết bao dòng sông. Dòng sông Thị Vải chết từ sự ngọt ngào vô cảm của những người chủ Ve dan. Vì lơi nhuận, họ đã trở thành người vô trách nhiệm đã giết chết dần một dòng sông. Sự ô nhiễm môi trường nước ở sông Nhuệ - sông Đáy bắt đầu từ đâu nếu không phải do sự ra đời và hoạt động của các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến, các tụ điểm dân cư ... Không nên đổ lỗi cho mặt trái của qúa trình phát triển, mà phải nói ngay rằng, con người chúng ta đang giết chết dần những dòng sông của đất nươc. Nói con người cũng cần thấy nguyên nhân từ sự phát triển kinh tế không bền vững, cách nhìn nhận về vai trò của môi trường nước chưa thật đúng đắn. Các cơ quan nhà nước đã chưa làm việc có hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Sự quản lý bằng luật bảo vệ môi trường còn yếu kém. Rõ ràng, muốn bảo đảm đời sống con người nhất định phải quản lý tốt môi trường. Cần nghiêm khắc nhìn nhận về nguyên nhân này mới có thể cứu sống những dòng sông. Nói nguyên nhân về con người cũng nên hiểu sâu sắc rằng, rõ ràng con người chưa nhận thức hết ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng của môi trường nước đối với đời sống. Nước là môi trường của sự sống. điều này ai cũng hiểu. Thế nhưng con người vẫn còn chưa thấy rằng, một dòng sông ô nhiễm sẽ kéo đẫn đến nguồn thủy sản bị hủy diệt, nguồn nước cho cây xanh, cho động vật, cho con người sẽ nguy hại vô cùng. Ta đã từng nghe xuất hiện một số làng ung thư, nạn ngộ độc cả làng, dịch tiêu chảy cấp...phần lớn là bắt nguồn từ nguồn nước. Rõ ràng, tiếng kêu cứu của những dòng sông là tiếng kêu cứu về môi trường sống của mỗi chúng ta, tiếng kêu cứu cho hôm nay và cho cả tương lai của dân tộc. Những dòng sông của đất nước này là tài sản, là tiềm năng để phát triển. Con sông Hồng tắm mát cả đồng bằng Bắc Bộ và là nguồn điện vô cùng lớn của đắt nước. Những dòng sông chảy qua đồng bằng Nam bộ mang theo phù sa màu mỡ làm nên những hạt gạoViệt Nam. Con sông nào chẳng là nguồn cá tôm đồi dào phục vụ con người. Có thể nói, từ bao đời, con người đã được những dòng sông nuôi dưỡng, những dòng sông là người bạn thân thiết sẵn lòng ban tặng cho chúng ta một cuộc sống đủ đầy, no ấm. Cho nên thái độ đối xử để những dòng sông chết dần trong kêu cứu là một hành vi vong ơn, bội nghĩa, một thái độ tàn nhẫn đáng phê phán. Vậy chúng ta cần làm gì để trả lại nguồn nước ngọt ngào và vẻ đẹp thơ mộng cho những dòng sông trên đất nước ta?. Trước hết, cần làm cho mọi người nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ không của riêng ai mà là của cả cộng đồng; làm cho mọi người nhận ra tác hại khi những dòng sông từng ngày đang dần ô nhiễm. Mỗi chúng ta không chỉ nói mà phải làm, phải có trách nhiệm, có hành động thiết thực để giữ lấy những dòng sông trong sạch. Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ những dòng sông, phải có ý thức phê phán những hành vi gây ô nhiễm, phải mạnh dạn tố cáo những biểu hiện dẫn đến cái chết của những dòng sông. Mặc khác, Nhà nước cũng phải nhận rõ sự yếu kém của mình trong việc quản lý môi trường nước nói riêng và môi trươhg nói chung để có thể xây dựng chiến lược để bảo vệ và phát huy tiềm năng của những dòng sông thật đúng mức. Phải nói rằng, hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng với chức năng, nhiệm vụ của mình có một tác động đến cộng đồng thật lớn. Cần phát huy thế mạnh này để làm thay đổi nhanh chóng nhận thức của con người, kịp thời tố cáo những hành vi làm ô nhiễm các dòng sông và những vấn đề môi trường của đất nước. Hiện thực về những dòng sông chết và những dòng sông đang kêu cứu là một lời cảnh báo cho mỗi chúng ta về môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa. Phải biết lo lắng xót xa trước hiện tượng này. Tôi nghĩ rằng, với tình yêu vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông, yêu mến cuộc sống của chúng ta,với sự quan tâm của Đảng, nhà nước và các tổ chức môi trường, người dân Việt bằng việc làm của mình, sẽ đem lại cho dòng sông quê nguồn nước ngọt ngào, sẽ trả lại cho cánh đồng nguồn nước mát, tả lại cho hôm nay và cho mai sau tài sản vô giá của sự sống. là nguồn nước từ các dòng sông.


Các câu hỏi tương tự
Trần Gia Hân
Xem chi tiết
Thương Thương
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết
Nguyễn Bùi Thanh Bảo
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
kim ngan
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Đốm Con
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết