Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa . Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp . Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố . Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường .
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần . Tuy vậy , họ vẫn thản nhiên , vô tư không có gì áy náy . Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác . Không chỉ với những nơi công cộng , ở một số khu phố , con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan , rác rưởi ngập đầy khắp lối đi , mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày . Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường.Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn.Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi.
Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn .Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì d9enu61 mình, đến gia đình mình.Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp , hiện đại . Không ở đâu xa , ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn . Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông , cụ bà và cả các thanh thiếu niên trong khu vực . Mọi người đến để thư giãn , hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ , nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống , bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm , mất mĩ quan cả dòng sông . Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su , khi có một người nào đó vô tình ngổi lên thì việc gì sẽ xảy ra ? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu . Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng ? Bạn thấy đó , chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác .
Ngày nay , đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa . Thế nhưng , được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường . Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình , tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố . Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi . Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người .
Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá . Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông . Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình . Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa . Như đã kể ở trên , xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi . Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua . Tệ hại hơn , đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ , ao . Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao , hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gai đình . Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng . Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước . Chúng khiến cho cống không thoát được nước . Vào những ngày mưa lớn , do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả , nước tràn khắp đường phố , cản trở giao thông . Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà . Nhìn cảnh tượng ấy , em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất .
Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều . Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo , vỏ bánh . Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô . Làm sao các thầy , các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy . Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác , dọn vệ sinh lớp . Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp . Thật tai hại làm sao !
Ngày hôm nay , vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều . Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO . Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến . Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông . Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện . Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác , cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam . Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài . Khi đi ngang qua một ngôi trường , nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương vãi đầy rẫy trước cổng trường , họ lắc đầu và đi về phía khác . Vừa đi , những người khách vừa trò chuyện . Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của một trong số họ : “ Người Việt Nam là thế sao ?” Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao thật nặng nề , thật xấu hổ . Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ bướm kia không được phát một cách bừa bãi , cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã không nói như vậy .
Chưa bao giờ , ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi . Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày , từng giờ . Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn , nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người , từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi . Nói cách khác , những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh , thể hiện hành vi vô văn hóa , gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh , tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý , khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người . Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt . Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức , phản văn hóa, văn minh , phá hoại môi trường sống . Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp . Mặt khác , nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng . Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường . Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi , nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe .
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng . Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài .
Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể . Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ”
Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân
Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kinh tế phát triển khiến nhu cầu của người dân càng ngày càng cao. Không còn “chỉ tiêu” ăn no, mặc ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được nhiều người chú ý đến.
Vệ sinh thực phẩm ở đây là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói là khái niệm này có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật. Nói chung vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Thực trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra thường xuyên ở nước ta, chỉ một đoạn đường nhỏ ở thị trấn hay thành phố, cảnh quan, hình ảnh quán cóc, quán vỉa hè, các gánh hàng rong đã trở thành quen thuộc, nhắc đến thì ai cũng biết. Thử đặt một câu hỏi nhỏ rằng: “Liệu những quán đó có hợp vệ sinh an toàn thực phẩm?”. Chắc hẳn ai cũng đã rõ câu trả lời. Vệ sinh đâu khi ngồi thưởng thức một bát phở mà bên cạnh lại là những bãi rác bốc mùi nồng nặc, nước cống đen ngòm, khói bụi dày đặc trong. Vệ sinh đâu khi người bán dùng tay không bốc những thức ăn rồi đặt vào tô. Những điều đó ai cũng biết nhưng vẫn thản nhiên ngồi thưởng thức những món ăn một cách bình thường, thậm chí là ngon lành với lí do: “Giá ở đây rẻ, hợp túi tiền”, “Ăn ở đây vừa nhanh, vừa tiện” còn có ý kiến cho rằng “Ngồi đây cho thoáng mát”.
Nếu như trước đây, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ dừng lại ở các hành vi vi phạm quy định như: hàn the trong đồ ăn sẵn, phẩm màu công nghiệp trong bánh mứt, formal trong phở, để tẩy ướp thủy hải sản hay chất 3-MCPD trong nước tương đã làm nhiều người choáng váng, vứt bỏ những thức ăn, gia vị đã quen sử dụng trong nhiều năm thì giờ đây, trong dịp trước tết và trong tết, nhiều vụ việc, kiểu vi phạm đã xuất hiện với nhiều hành động tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường “cung không đủ cầu”. Nhiều người khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ rằng trước đó nó là cái gì? Là một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc phân hủy.
Vừa rồi, thanh tra và các tổ chức y tế nhiều nơi đã phát hiện nhiều vụ làm chấn động dư luận và người dân. Ví dụ như ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện cơ sở sản xuất lạp xưởng sử dụng hóa chất trôi nổi, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt, phục vụ cho dịp tết có danh tiếng và tên tuổi trong bánh mứt và đã được cấp giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện sử dụng các nguyên liệu đã mốc, lên men, chứa đầy dòi và ấu trùng đang được ngâm với hóa chất để chuẩn bị chế biến thành sản phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhiều cơ sở đã thừa nhận rằng trong lúc chế biến thiếu sân phơi và đã đem ra phơi trên vỉa hè. Tại Hà Nội đã phát hiện trên hai mươi năm tấn mỡ thối nát, đã bốc mùi hôi thối nồng nặc chở từ một cơ sở để đưa vào miền Nam tiêu thụ. Chưa hết những thứ mỡ thối kinh khủng thì lại tới chuyện lòng heo, nội tạng gia súc, động vật. Các cơ quan chức năng đã bắt giữ liên tục hàng chục vụ vận chuyển, tàng trữ nội tạng động vật, thịt bẩn, bì lợn thối được chuyển từ Hà Nội về Lào Cai, chuyển sang Trung Quốc để tẩm thuốc, sơ chế rồi chuyển về lại Việt Nam để tiêu thụ, phục vụ cho những thực khách sành ăn, ham giá bình dân. Nhiều vụ lên đến hàng tấn. Các đoàn thanh tra còn bắt được hàng tạ thịt chim cút đang trong thời gian phân hủy, không còn giữ được nguyên vẹn thực trạng ban đầu. Các vụ vận chuyển hàng trăm cân gia cầm chết hay bị bệnh chưa qua sự cho phép của chính quyền nhà nước đã xâm nhập vào thị trường nước ta. Một số vụ vận chuyển một lượng lớn chất Phodamine B là một loại hóa chất công nghiệp phát quang dùng trong y học để chuẩn đoán vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa hay để nhuộm quần áo được trộn chung với ớt bột rồi tung ra thị trường. Các vụ trên đa phần đều có tổ chức, đường dây lớn và dẫn về các tiệm ăn nhỏ, quán cóc hay thậm chí là những nhà hàng sang trọng, sạch sẽ. Theo thông tin của một cuộc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đột xuất, không khỏi bất ngờ và choáng váng khi phát hiện ra rằng hầu hết các điểm được kiểm tra đều xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm như sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng, giấy tờ, bao bì hay nhãn mác. Đem một số mẫu về xét nghiệm thì có tới 56% mẫu bị nhiễm vi khuẩn, nhiều loại bị nhiễm hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxi hóa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể con người. Có nhiều loại trái cây nhập lậu từ Trung Quốc nhìn bề ngoài thì rất tươi ngon nhưng bên trong đã thối rữa.
Những vụ mà báo chí đã phanh phui khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đa phần là do những nguyên nhân như: những người dân đã dùng những thực phẩm đó một cách quen thuộc từ lâu nhưng chỉ khi được phát hiện thì mới bắt đầu phòng tránh. Những bất cập trong việc quản lí về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay trên thế giới rất đáng quan ngại, đặc biệt là tại những nơi vừa xảy ra thiên tai như lụt lội, mất mùa. Thực phẩm trôi nổi bán ngoài thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng. Mầm bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản. Cách tổ chức sản xuất sản phẩm còn quá kém, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm còn nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu. Ta chưa kiểm soát được kĩ thuật canh tác và việc sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp thực phẩm. Chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, thuốc tăng trọng và giết mổ gia súc, gia cầm, thiếu hệ thống pháp luật đồng bộ, thiếu hệ thống quản lí, kiểm nghiệm… Đặc biệt, thiếu trầm trọng thanh tra chuyên ngành từ trung ương đến địa phương. Lượng công nhân viên chức, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất ít. Nhiều người tham lam, muốn kiếm tiền dễ dàng một cách độc ác đã làm ra những sản phẩm kém chất lượng mà rẻ nhằm đánh vào tâm lí của người tiêu dùng. Vấn đề còn lại là phải có một cơ quan chuyên trách, giữ vai trò “nhạc trưởng” để tránh xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
Tuy Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc này hơn nhưng vẫn là chưa đủ. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng này. Sản xuất phải chuyên nghiệp, sạch sẽ từ khâu trồng trọt đến sản xuất và tiêu thụ. Cần có nhiều cán bộ, tổ chức vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, chính sách nhà nước chặt chẽ hơn, có chế tài xử lí rõ ràng và nghiêm khắc hơn. Nhưng đặc biệt là người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, như vậy người tiêu dùng cần có kiến thức tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúng ta nói chung và những bà nội trợ nói riêng lo lắng làm thế nào để có được một cái tết an lành với mọi thành viên trong gia đình. Hãy làm người tiêu dùng thông minh, và hãy nói không với “mất an toàn vệ sinh thực phẩm” nhằm tiến đến một ngày mai xanh, sạch.
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết đối với toàn nhân loại. Việc vứt rác bừa bãi ở địa phương em có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống. Nhưng đây lại là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, đươc biểu hiện rõ nhất ở những nơi công cộng.
Hiện tượng vứt rác bừa bãi xuất hiện ngày càng nhiều, từ nơi học tập, làm việc cho đến các địa điểm nổi tiếng. Ra ngoài đường phố, ta dễ dàng bắt gặp những người phát tờ quảng cáo. Sẽ không có gì đáng nói nếu như họ không phát một cách tràn lan, bừa bãi, khiến mặt đường chỉ sau vài phút đã tràn ngập giấy rác. Cũng có nhiều người vừa đi đường vừa ăn uống rồi tiện tay vứt vỏ, hộp xuống đường. ngay cả công viên- nơi được coi là có bầu không khí trong lành, giúp con người có những giây phút thư giãn cũng không tránh khỏi nguy cơ ô nhiễm. Thật đáng buồn khi ta ngồi trên ghế đá và thấy bã kẹo cao su được nhét vào khe, váo mặt sau của ghế. Đến thăm các danh lam thắng cảnh, ta cũng thấy đâu đâu cũng rác tràn ngập. Hồ Gươm, Hồ Tây… rác nổi lềnh bềnh do người dân xả ra, du khách ném xuống, đặc biệt là trong các dịp lề Tết. Sông Tô Lịch mạt nước đen ngồm, bốc mùi hôi hối do giấy rác, thậm chí là xác súc vật mà những người vô ý thức đã ném xuống. Thật khó để tin được con sông ấy xưa kia đã được ca ngợi:
“Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.”
Học sinh chúng ta cũng không ít lần đã từng vứt rác bừa bãi. Ở trường, lớp các thầy cô giáo nhắc nhở nhưng dường như không có tác dụng hoặc nếu có cũng chỉ thực hiện trong trường, khi ra ngoài xã hộ i- một phạm vi lớn hơn, không ít bạn đã quên mất điều này.
Việc vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và đời sống của co người. Sông, hồ vì rác phủ khắp nên không thể chảy được. Nguy hiểm hơn nếu người dân đem xác súc vật ném xuống đố sẽ là mầm mống của nhiều dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đường phố cũng trở nên mất mĩ quan khi mà nơi đâu cũng thấy rác. Hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp sẽ không gây được thiện cảm với bè abjn quốc tế bởi các địa điểm du lịch không có được môt khung cảnh xanh- sạch- đẹp. Còn du khachs quốc tế nhiều người vẫn “nói vui”: du lịch Việt nam có bốn chữ “b”: “bụi”, “buồn”, “bám”và nhất là “bẩn”. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đang ngầy càng mất điểm trong mắt thế giới nếu hiện tượng trên vẫn cứ tiếp tục. Không chỉ có vậy, hàng năm nhà nước ta đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đẻ nạo vét đường cống sau những trận mưa lũ, nước sông tràn vào mang theo rác thải. như vậy vứt rác bừa bãi gây hại đến sức khỏe và thiệt hại về kinh tế.
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: vứt rác bừa bãi ảnh hưởng xấu như thế vậy tại sao người dân lại vẫn tiếp tục làm. Có lẽ nguyên nhân khách quan là do hệ thống thùng rác chưa được bố trí hợp lí, để tìm được một chiếc thùng rác trên tuyến phố lớn nhiều khi cũng rất khó khăn. Nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức của con người. Đối với các em nhỏ, các em có thể chưa ý thức đươc việc mình làm, các em chỉ bắt chước, làm theo người lớn. Vậy nên không thể phủ nhận ngườ dân Việ Nam chưa có ý thức giữ gìn moi trường. phần lớn đều dùn đâu vứt đấy trong khi thùng rác có thể chỉ cách vài bước chân. Cũng co người luôn giữ trong mình ý nghĩ vị kỉ, chỉ lo giữ cho nhà mình, nơi mình làm việc sạch sẽ, ra ngoài đường thì thẳng tay vứt rác.
Vậy trước thực trạng đáng lo trên, chúng ta cần phải làm gì? Đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kĩ năng thức tế, biết áp dụng những điều đã học vào việc giữ gìn môi trường cần được chú trọng hơn là việc học nhiều lí thuyết như hiện nay.Và có lẽ để khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi các cơ quan chức năng nên đề ra chế tài xử phạt nghiêm khắc như ở nhiều nước bạn, có thế người dâ mới chủ động chấp hành. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tín hiệu vui, ngà càng có nhiều chương trình tuyên truyền ý thức được phổ biến, đâu đó trên các con phố ta vẫn thấy thấp thoáng màu áo xanh tình nguyệ đi dọn dẹp đường phố, vớt rác ở sông hồ. Đấy là những hành động đệp mà chúng ta cần noi theo.
Để môi trường trở nên sạch đẹp, xã hội ngày càng văn minh, mỗi người phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với viêc bảo vê môi trường. Ngay từ những hành động nhỏ nhất như ngăn chặn thực trạng vứt rác bừa bãi, ta đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường xung quanh.
TỆ NẠN CỜ BẠC : Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy , cá độ , văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là cờ bạc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại to lớn của cờ bạc để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó . Cờ bạc được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm .Ngoài ra nó cũng được xem như một lọai ma túy , một khi đã sa chân vào thì khó có thể mà rút ra . Cờ bạc là trò chơi đỏ đen , may rủi , hên xui nhưng lại cực kì kích thích sự ham múôn chiến thắng trong mỗi con ngừơi chúng ta thật khó có thể mà cưỡng lại được . Ông cha ta đã ví cờ bạc như câu nói “ ma đưa lối , quỹ dẫn đường “ . Không những ảnh hưởng đến thời gian , sức khõe , tiền bạc , sự nghiệp , cờ bạc còn làm cho con ngừơi ta mnất hết nhân cách , gia đình không hạnh phúc ,an ninh xã hội kém . Cờ bạc cũng có nhiều loại như : tổ tôm , bài cào , sạp xám , cá độ đá banh….
Chúng ta thường nghe nói cờ bạc là vi phạm pháp luật , là nguy hiểm nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều đó , mọi người cho rằng cờ bạc chỉ là một thú vui bình thường giúp mọi người xả stress . Thế nhưng công nghệ đánh bạc ngày càng phát triển , cùng với việc gia tăng số lượng người trẻ tham gia vào các hoạt động này đã làm dấy lên nhiều mối đáng lo ngại cho xã hội. Theo như thống ke của một số quốc gia ; điển hình là nứơc Úc “Trung bình trẻ em trong độ tuổi 12-15 đã bắt đầu chơi bài bạc hoặc cá độ và khi tới độ tuổi 16 -17, một số em tham gia các hoạt động bài bạc mang tính thương mại.” Ngày nay, cùng với sự phổ biến của Internet, bài bạc trên mạng thông tin toàn cầu này đang trở thành loại hình giải trí ngày càng phổ biến. Các công ty cờ bạc và cá độ trên Internet rất tích cực ‘chiêu mộ’ người trẻ bằng nhiều biện pháp tinh vi khác nhau và ‘nhử’ họ bằng những phần thưởng hấp dẫn. . Đặc biệt hơn là học sinh chúng ta cùng với hiện tượng mang bài bạc vào lớp để chơi . Và theo như Qui định của Bộ Gíao Dục thì đó là một trong 5 điều câm kỵ nhất .Nhiều người cho rằng việc đánh bạc nhằm thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật của họ . Thế nhưng ít ai nghĩ tới những hậu quả tương lai mà họ sắp phải trả như : Nợ nần tăng cao, phải vất vả trong việc trả các sinh hoạt phí thường ngày , phải sống phụ thuộc vào bạn bè và gia đình , ngày càng cảm thấy bất an , dễ cáu giận , bỏ việc hoặc gặp khó khăn khi phải tập trung làm việc , tiêu tốn thời giờ và tiền bạc vào bài bạc hơn là dành thời gian cho gia đình, bạn bè , liên tục nghĩ rằng việc tiếp tục đánh bài sẽ giúp giải quyết các khó khăn tài chính , nghĩ rằng bài bạc đã chi phối mọi hoạt động trong đời sống . Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương ! Chốt lại , cờ bạc là mối nguy hiểm mà tất cả học sinh chúng ta phải tránh . Hãy vì tương lai tương đẹp của mỗi chúng ta .
Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn của cả nước nói chung và TP HCM nói riêng , làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.
Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.
Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"…
Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.
Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.
Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:
Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác : học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sock về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim… làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.
Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy…
Theo phapluat.vn có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:
Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.Theo bản thân người viết: Hs cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.
Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình – nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
Xã hội ngày càng phát triển, sức khoẻ của con người ngày càng được quan tâm. Xong cũng không ít những tác nhân làm nguy hại sức khoẻ của con người một trong số đó là thuốc lá.
Thân bài:
Trên mỗi vỏ bao thuốc lá, đều có dòng chữ: "Thuốc lá có hại cho sức khoẻ, họ bất chấp lời cảnh báo ấy, người ta vẫn hút thuốc. Họ hút thuốc ở mọi nơi, mọi lúc, bến xe, công viên, bệnh viện kể cả trường học. Người ta hút đến vàng cả răng, vàng cả ngón tay cầm thuốc. Hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh...
Cả một thời thuốc lá trở thành một vật không thể thiếu trên bàn tiếp khách trong những dịp lễ Tết, cưới hỏi. Người lớn hút, trẻ em bắt chiếc người lớn. Thích tỏ ra mình là người lớn, là người " sành điệu ". Do thói quen giao tiếp, do bạn bè lôi kéo. Do tính chất công việc phải thức đêm, phải suy nghĩ, do phải gặp chuyện buồn đấy đều là những nguyên nhân khiến người ta hút thuốc lá.
Hầu hết những người hút thuốc lá đều biết đến tác hại của nó. Trong thuốc lá có chứa nicôtin, là một chất gây nghiện, hút thuốc lá nhiều có thể bị hỏng hô hấp, ho, tức ngực . Thậm chí có thể gây giỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy thuốc lá làm cho sức khoẻ và tuổi thọ bị suy giảm nghiêm trọng. Không những thế, thuốc lá còn làm tiêu hao túi tiền của người sử dụng. Có những bao vài nghìn, vài chục nghìn, vài trăm hay thậm chí tiền triệu. Có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều nếu như không hút thuốc lá, ta có thể dùng số tiền đó vào những việc có ích hơn. Đối với tre nhỏ việc học đòi, bắt chiếc hút thuốc lá vừa làm nguy hại đến sức khoẻ vừa làm cho tâm tính bị thay đổi dần dẫn đến dối trá, trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc....... Thuốc lá không chỉ có hại đối với trực tiếp người dùng mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Nhất là những phụ nữ mang thai, nếu thường xuyên hút phải khói thuốc lá thì có thể là nguyên nhân khiến thai chết lưu, đẻ non. Theo điều tra mới nhất tổ chức Y thế giới WHO, cứ theo đà hút thuốc hiện nay thì năm 2020 số người chết vì thuốc lá sẽ là 8 triệu người một năm. Tức là cao hơn số người chết vì HIV, bệnh Lao và tai nạn giao thông cộng lại. Dự báo ấy có làm cho nhưng con nghiện thuốc lưu tâm.
Kết bài:Rút ra kết luận từ những ý trên
Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn .Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì d9enu61 mình, đến gia đình mình.Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp , hiện đại . Không ở đâu xa , ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn . Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông , cụ bà và cả các thanh thiếu niên trong khu vực . Mọi người đến để thư giãn , hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ , nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống , bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm , mất mĩ quan cả dòng sông . Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su , khi có một người nào đó vô tình ngổi lên thì việc gì sẽ xảy ra ? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu . Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng ? Bạn thấy đó , chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác . Ngày nay , đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa . Thế nhưng , được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường . Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình , tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố . Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi . Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người .
Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá . Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông . Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình . Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa . Như đã kể ở trên , xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi . Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua . Tệ hại hơn , đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ , ao . Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao , hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gai đình . Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng . Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước . Chúng khiến cho cống không thoát được nước . Vào những ngày mưa lớn , do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả , nước tràn khắp đường phố , cản trở giao thông . Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà . Nhìn cảnh tượng ấy , em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất .
Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều . Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo , vỏ bánh . Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô . Làm sao các thầy , các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy . Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác , dọn vệ sinh lớp . Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp . Thật tai hại làm sao !
Ngày hôm nay , vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều . Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO . Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến . Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông . Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện . Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác , cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam . Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài . Khi đi ngang qua một ngôi trường , nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương vãi đầy rẫy trước cổng trường , họ lắc đầu và đi về phía khác . Vừa đi , những người khách vừa trò chuyện . Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của một trong số họ : “ Người Việt Nam là thế sao ?” Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao thật nặng nề , thật xấu hổ . Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ bướm kia không được phát một cách bừa bãi , cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã không nói như vậy .
Chưa bao giờ , ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi . Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày , từng giờ . Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn , nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người , từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi . Nói cách khác , những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh , thể hiện hành vi vô văn hóa , gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh , tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý , khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người . Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ” Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt . Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức , phản văn hóa, văn minh , phá hoại môi trường sống . Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp . Mặt khác , nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng . Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường . Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi , nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe .
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng . Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài .
Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể . Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ” Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân