– Cây lương thực giảm: từ 67,1% xuống còn 60,8% nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong trồng trọt (trong đó lúa vẫn là cây trồng chính)
– Cây công nghiệp tăng lên từ 13,5% lên 22,7%
– Cây ăn quả giảm.
-> Đẩy mạnh theo hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu…. và phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.
1. Cây lương thực
– Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)
– Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực
– Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002)
– Diện tích cũng tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,5 triệu ha (2002)
– Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002)
– Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần.
– Đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ…
-> Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa.
2. Cây công nghiệp
– Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.
– Miền đông Nam bộ là vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su, hồ tiêu, điều…
– Đồng bằng sông Cửu long: dừa, mía…
– Tây Nguyên: cà phê, Ca cao, Cao su…
– Bắc Trung Bộ: lạc…
– Việc phát triển cây công nghiệp ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu.
– Cà phê, cao su, đay, cói, hồ tiêu, điều…
3. Cây ăn quả
– Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng trồng cây ăn quả chuyên canh.
– Đông Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt…
– Bắc Bộ: mận, đào, lê, quýt, táo….