Đấu tranh cho một thế giới hòa bình- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dương Dương Yang Yang

nêu suy nghĩ của em về giá trị cuộc sống hoà bình

Ngố ngây ngô
22 tháng 8 2019 lúc 21:41

Mình rất trân quý cuộc sống hòa bình hiện nay, cuộc sống mà ông cha ta đã đổ biết bao xương máu để đánh đổi. Ở thời bình, chúng ta có quyền thực hiện những điều mình muốn, thực hiện ước mơ, sống cuộc sống vui vẻ, mọi người yêu thương nhau.

Diệu Huyền
22 tháng 8 2019 lúc 23:21

Bạn có biết rằng, chúng được được đến trường như ngày hôm nay đó là vì chúng ta đang được sống trong thời bình. Có thể nói, ai đã từng trải qua những năm tháng bom rơi đạn lạc mới hiểu hết được ý nghĩa của hai tiếng hòa bình. Nhưng chúng ta lại càng phải tìm hiểu về giá trị của hòa bình nhiều hơn để biết trân quý những gì mà chúng ta đang có.

Chúng ta từng được nghe, từng được học về những bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình thế giới. Nhưng liệu đã mấy ai thực sự hiểu được giá trị của chúng hay chưa? Nếu từng xem những bộ phim về chiến tranh, về lịch sử hẳn bạn sẽ thấy sợ hãi cảnh bom rơi, tiếng súng nổ. Khi mà những đứa trẻ đang ngồi trong lớp học phút trước, phút sau đã vội vã chui vào hầm trú ẩn. Làm sao có những giờ phút được thảnh thơi bàn học như chúng ta thời bây giờ.

Hòa Bình mà chúng ta đang có là sự đánh đổi của biết bao nhiêu sinh mạng của ông cha. Biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là lý do vì sao khi học môn lịch sử, chúng ta được tìm hiểu về những con người đã hy sinh trong từng trận chiến. Hẳn bạn còn nhớ 10 cô gái của ngã ba Đồng Lộc đã ngã xuống khi chỉ vừa mười tám, đôi mươi. Sự hy sinh cao cả của 10 cô gái này đã được lưu lại trong sử sách, trong những áng thơ văn.

Có thể nói, chiến tranh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.

Hãy nhớ đến cảnh đói khổ của người dân Việt Nam năm 1945. Đó chính là những hệ lụy mà chiến tranh gây ra cho con người. Đói và khát, người dân nhiều ngày nhịn đói. Họ gầy đến rộc người, chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng rồi họ cũng chết. Cái chết mòn trong sự khổ đau. Hôm nay, nhờ có hòa bình mà chúng ta mới có được cơm ăn, mới có được áo mặc, mới có được một cuộc sống xung túc và đủ đầy.

Việt Nam không phải là đất nước duy nhất trên thế giới từng rơi vào cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Ngay cả những nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức,… cũng đều cùng chung số phận. Đơn cử như 2 quả bom nguyên tử của nước Mỹ đã biến 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki rơi vào cảnh tượng tan hoang và chết chóc.

Cho đến tận thời điểm hiện tại, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tàn dư của những cuộc chiến tranh thế giới để lại là không hề nhỏ. Thế hệ những người trẻ Việt Nam ngày nay vẫn là những người trực tiếp phải gánh chịu. Chẳng hạn có những em nhỏ từ khi sinh ra đã không được lành lặn do chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Bản thân những người gây ra chiến tranh hẳn đã phải trả giá cho những tôi ác của họ. Nhưng còn những người dân lương thiện, những người mong có một cuộc sống hòa bình, họ có lỗi lầm gì mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Câu hỏi này xin được dành cho tất cả mọi người.

Nếu như chiến tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nhưng, hòa bình của một quốc gia, của một dân tộc có tồn tại được lâu bền hay không còn phụ thuộc vào nền hòa bình của toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vậy tại sao không biết yêu thương, đùm bọc nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Chiến tranh sẽ chỉ làm cho tất cả mọi người phải đau khổ mà thôi.

Cũng như bạn, tôi khao khát được sống trong một thế giới hòa bình. Ở đó, mỗi ngày tôi được đến trường, được gặp gỡ thầy cô và bè bạn. Tôi được học tập và có cho mình thêm nhiều kiến thức thú vị để làm hành trang bước vào đời. Ở đó, mỗi ngày tôi được ăn những bữa cơm đầm ấm bên gia đình thân yêu của mình.

Tôi được kể cho ba mẹ nghe những câu chuyện thường ngày ở trường. Ở đó, tôi có được những giấc ngủ ngon. Tôi có hoài bão, có mơ ước và tôi có thời gian để có thể theo đuổi ước mơ của mình. Bạn cũng như tôi, hẳn bạn cũng có những ước mơ. Chúng ta cần hòa bình để có thể thực hiện ước mơ của mình. Hay đơn giản nhất, chúng ta hãy cùng ước mơ về một hòa bình cho toàn nhân loại. Vì chỉ có hòa bình, chúng ta mới có một cuộc sống bình yên.

Aurora
23 tháng 8 2019 lúc 8:59

Từ xưa đến ngày nay vẫn luôn tồn tại 2 trật tự song hành trên thế giới là chiến tranh và hòa bình. Vậy thì hòa bình là gì? Chắc hẳn các bạn cũng hiểu hòa bình là tự do, bình đẳng, không có những cuộc bạo lực chiến tranh hay xung đột...từ đó con người được sống trong hạnh phúc, hòa bình, yên ấm.
Theo con tàu không gian dẫn lối ta về với trang lịch sử dụng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta hàng nghìn năm qua, mọi người hắn đều thấy được hiện thực tàn khốc mà chiến tranh mang đến: bao nhiêu người đã hi sinh trên chiến trường, còn mất cha mất mẹ, không được quan tâm chăm sóc và học hành mà những điều đứa trẻ ngây thơ nên được hưởng, vợ xa cách chồng một thân nuôi con nhỏ và mẹ già, nhưng bà mẹ ngày nhớ đêm mong con trở về....Không biết bao nhiêu giọt nước mắt đã rơi, những nỗi buồn khó nói thành lời mà chỉ biết giấu kín. Bao nhiêu khoản tiền chi ra cho những việc phi nghĩa trong khi nhân dân chịu cảnh đói khổ.....
Vì vậy mà con người chúng ta vẫn luôn khao khát một thế giới hòa bình, hạnh phúc.Tuy nhiên vẫn luôn có những thế lực (cá nhân hoặc tập thể) không nhận thấy hậu quả của những cuộc xung đột, chiến tranh mà vì tham vọng của mình kích động các cuộc ẩu đả, gây mất trật tự hơn nữa và chiến tranh giữa các quốc gà, dân tộc......Bảo vệ hòa bình có thể xem là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi con người. Chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng: Hòa bình chính là niềm hạnh phúc to lớn nhất của nhân loại.

Thảo Phương
23 tháng 8 2019 lúc 17:05

I. MỞ BÀI:

- Đặt vấn đề: Hòa bình - sợi dây kết nối toàn cầu.

II. THÂN BÀI:

1) Giải thích:

- Hòa bình là gì?

+ Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình.

+ Hòa bình còn có nghĩa là đang sống sự thinh lặng nội tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.

+ Hòa bình bắt đầu nơi mỗi người chúng ta. Xuyên qua thinh lặng và sự suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của nó, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người.

- Vì sao hòa bình lại là sợi dây kết nối toàn cầu ?

+ Về thế giới:

. Thế giới sống trong hòa bình sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn.

. Khi mà mỗi đất nước đều yên ổn để có thể phát triển mọi mặt thì đất nước ấy sẽ không gây hại, xâm lấn gì đến những đất nước khác, từ đó tạo nên nền hòa bình trên thế giới, các quốc gia đều hợp tác với nhau.

+ Về cá nhân:

. Sống trong hòa bình,con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn...

. Khi mọi người cảm thấy thoải mái về đời sống vật chất và tinh thần thì sẽ nhìn lại mọi người xung quanh nhiều hơn, quan tâm chăm sóc họ nhiều hơn. Từ đó họ sẽ có mối quan hệ tôt đẹp với mọi người xung quanh.

2) Phân tích:

- Khi thế giới sống trong hòa bình thì sẽ ra sao?

+ Tinh thần yên ổn , sống thoải mái…

+ Mọi người đều an cư lạc nghiệp, đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt.

- Khi thế giới không có hòa bình thì sẽ như thế nào?

+ Tiếng bom đạn sẽ vang lên khắp mọi nơi khiến cho loài người bước đến bên bờ vực của sự chết chóc.

+ Con người sẽ không thể an cư lạc nghiệp, phát triển kinh tế- xã hội. Từ đó dẫn đên đất nước sẽ không thể phát triển.

+ Những tệ nan xã hội sẽ diễn ra khắp mọi nơi mà không có ai kiểm soát, cướp bóc hoàn hành, một xã hội không có đạo đức và pháp luật sẽ diễn ra.

+ Con người sẽ dần bị tha hóa vì tìm kiếm miếng ăn để nuôi cho cái thân này tồn tại, tha hóa vì tranh chấp quyền lực, sự hơn thua, giết hại chính đồng loại của mình,…-> không có sự bình yên trong tâm hồn.

+ Môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng -> con người không có nơi để sinh sống, để tìm ra nguồn thức ăn,…

- Dẫn chứng những người đã tham gia tích cực việc bảo vệ nền hòa bình trên thế giới:

+ Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là một minh chứng điển hình cho những người suốt đời bảo vệ hòa bình.

+ Chủ tich Hồ Chí Minh - người đã hết lòng vì sự hòa bình của nước nhà mà bôn ba khắp mọi miền đất để tìm ra chân lý dìu dắt nhân dân ta đứng lên chiến đấu dành lại nền hòa bình của đất nước.

+ ...

3) Thái độ:
- Lên án những hành vi làm tổn hại đên sự hòa bình của thế giới và sự bình yên trong tâm hồn mỗi cá nhân.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Bản thân không làm những việc gây tổn hại đến người khác, bên cạnh đó cần quan tâm nhiều hơn đến mọi người xung quanh.

+ Tích cực ủng hộ những hành động bảo vệ cho nền hòa bình trên thế giới.

+ Tham gia các hoạt đông tập thể, giao lưu với các bạn ngoại quốc để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.

III. KẾT BÀI:

-K hẳng định lại hòa bình chính là sợi dây kết nối thế giới, đồng thời khuyến khích mọi người bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.

minh nguyet
23 tháng 8 2019 lúc 20:07

Tham khảo:

Chúng ta đang sống trong một môi trường hòa bình, hạnh phúc nhưng có bao giờ bạn tự hỏi hòa bình là gì? Vì sao chúng ta phải trân trọng hòa bình chưa? Trong lịch sử của chúng ta khái niệm hòa bình luôn đi kèm cùng khái niệm chiến tranh. Tuy nhiên là con người thì không ai mong muốn chiến tranh xảy ra mà chúng ta đều mong muốn một cuộc sống hòa bình tốt đẹp.

Hòa bình chính là sự bình an vui vẻ không có đổ máu, chiến tranh, khủng bố, cướp bóc, bóc lột, con người được sống trong môi trường tự do hạnh phúc. Ngược lại với trạng thái hòa bình chính là chiến tranh là mùi khói thuốc, hôn loạn, chết chóc. Nói như vậy để các bạn hiểu rằng hòa bình chính là trạng thái và con người chúng ta mong muốn nhất và là điều hạnh phúc nhất.

Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Chúng ta được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay chính là niềm hạnh phúc của chúng ta. Dân tộc của chúng ta đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh gần đây nhất là cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho nhiều thời thế hệ. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình.

Không những Việt Nam chúng ta chúng ta mà toàn thể nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương. Ở đó con người ta được sống hạnh phúc được thấy nụ cười trên môi em thơ, hạnh phúc trên đôi mắt hằn chân chim của người già. Đau thương từ chiến tranh đã và đnag lùi dần vòa quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Chúng ta hãy trân quý những phút giây hạnh phúc này, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại.

Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ.Chúng ta đang được sống trong môi trường hòa bình hà cớ gì phải làm những điều hủy hoại hòa bình, phát động chiến tranh. Chúng ta được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình hiện nay.

Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và chúng ta đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì chúng ta đã được nhận hôm nay, sống chan hòa nhân ái như Tố Hữu đã từng viết:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế,

Người với người sống để yêu nhau”

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 8 2019 lúc 21:41

Bài viết tham khảo

Khát vọng lớn nhất của nhân loại từ thuở xa xưa đến giờ vẫn là khát vọng về một nền hoà bình thực sự và vĩnh cửu. Thế nhưng trong lịch sử, nhân loại cũng đã bao lần phải chứng kiến cảnh bầu trời xanh của trái đất trong vẩn đục bởi khói lửa chiến tranh. Hiện nay, nạn khủng bố ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phá vỡ bầu không khí hoà bình của tất cả mọi người.

Từ “khủng bố” đã trở thành một từ rất quen thuộc đối với con người hôm nay. Gắn liền với nó là cảnh đổ máu tang thương, là người chết, là đổ nát tan hoang, là nỗi kinh hoàng ám ảnh bao người sống sót.

Các phương tiện thông tin ngày nào cũng sẵn những tin về những thảm cảnh như vậy. Tai hoạ khủng bố có thể đến với bất kì ai, ở bất cứ nơi nào : trong nhà hàng, siêu thị, trường học, nhà trẻ, công viên, bến xe, máy bay… Cách thức khủng bố cũng rất đa dạng : gài bom, tấn công trực tiếp, bắt cóc con tin, đặc biệt nguy hại là bọn khủng bố có thể sử dụng cả vũ khí sinh học, hoá học để reo giắc thảm hoạ cho con người. Khủng bố ngày càng trở nên nghiêm trọng, bởi qui mô và mức độ tàn phá của nó. Thế giới hẳn sẽ không bao giờ quên được ngày 11 tháng 9, ngày mà toà tháp đôi chọc trời, biểu tượng cho sức mạnh và nền kinh tế Mĩ đổ sụp xuống trong tiếng la hét kinh hoàng của hàng ngàn người. Đấy là hồi chuông cảnh báo có sức thuyết phục nhất về tội ác khủng bố. Tác giả của những vụ khủng bố lại là những kẻ giấu mặt đang tạo thành một tổ chức mà mạng lưới của nó có mặt ở hầu khắp các khu vực của thế giới. Bởi thế, không một ai trên thế giới biết tai hoạ có thể sẽ đổ ập xuống đầu mình lúc nào. Một bầu không khí lo lắng, hoang mang đang bao trùm lên cuộc sống của toàn nhân loại.

Đằng sau mỗi một vụ khủng bố bao giờ cũng tồn tại một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân bao trùm của mọi cuộc khủng bố vẫn là những bất đồng về chính trị, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột dai dẳng về chính trị, về sắc tộc, về tôn giáo trong cộng đồng thế giới.

Hậu quả mà nạn khủng bố để lại là vô cùng nghiêm trọng. Hàng năm, những vụ khủng bố đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng con người, gây nên cảnh đổ máu tàn khốc, cảnh cha mất con, vợ mất chồng, gia đình, người thân li tán. Những người may mắn sống sót thì trở thành người tàn phế, mang di chứng suốt đời. Khủng bố còn làm tiêu tốn biết bao nhiêu công sức, của cải của con người. Tài sản, nhà cửa, các công trình kiến trúc mà bao người phải nỗ lực trong nhiều năm tháng mới tạo dựng lên được chỉ trong một tích tắc đã bị huỷ hoại hoàn toàn. Nhiều người bị đầy vào cảnh không nhà, không cửa, tay trắng chỉ trong giây phút. Kèm theo đó, nguy hiểm hơn là môi trường sống của trái đất bị đặt trong nguy cơ bị huỷ diệt bất cứ lúc nào. Đây là những hậu quả tức thời trước mắt mà ai cũng có thể nhìn thấy. Bên cạnh đó, còn tồn tại những hậu quả lâu dài cho tương lai loài người. Khủng bố khiến cho mâu thuẫn, xung đột trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt. Khối thống nhất, nền hoà bình mà nhân loại nỗ lực xây dựng đã bị xâm hại và lung lay thực sự. Khủng bố chưa phải là một cuộc chiến tranh công khai trên một phạm vi rộng nhưng tiến hành khủng bố là cách tốt nhất để nuôi dưỡng mầm mống và làm bùng phát chiến tranh trên toàn thế giới. Nhân loại sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu khi chiến tranh lại bùng nổ trong lúc hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX hãy còn đó. Không chỉ có vậy, nạn khủng bố lan tràn khiến tất cả mọi người ở khắp nơi trên trái đất mất đi cảnh giác an toàn, cảnh giác yên tâm trong cuộc sống. Trái đất là ngôi nhà chung và là ngôi nhà duy nhất của loài người giữa vũ trụ, thế nhưng con người đang cảm thấy sợ khi sống dưới mái nhà của mình. Nỗi ám ảnh về khủng bố len lỏi vào cuộc sống bình yên của mọi người và đang mài mòn, thách thức sức chịu đựng của tất cả. Khả năng huỷ hoại thần kinh loài người của nó còn lớn và tai hại gấp nhiều lần khả năng làm đổ máu hay phá huỷ tài sản.

Khủng bố, đó là kẻ thù của một nhân loại tiến bộ và văn minh.

Cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ này ? Các nước trên thế giới đều coi đây là vấn đề an ninh quốc gia và có rất nhiều biện pháp thiết thực, cương quyết để bảo vệ tính mạng, tài sản cũng như cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, vẫn chưa thể hết, chưa thể chấm dứt tình trạng này. Cuộc đấu tranh với nạn khủng bố sẽ còn kéo dài và vô cùng nan giải, bởi kẻ thù của chúng ta cũng tựa một con quái vật khổng lồ ẩn mình trong bóng tối, nó sẵn sàng tấn công con người bất cứ lúc nào nhưng không bao giờ lộ mặt. Để có thể chiến thắng được, loài người phải xích lại gần nhau hơn nữa và phải bắt đầu từ những việc tưởng rất xa xôi : giáo dục, hình thành cho những thế hệ tương lai một tình yêu hoà bình bền vững. Có như vậy, trái đất của chúng ta mới mãi mãi là một tổ ấm giữa dải thiên hà mênh mông lạnh lẽo.

Thế giới sẽ tuyệt vời biết mấy nếu ngày mai sẽ không còn bạo lực, không còn thù hằn và chết chóc ! Con người tàn hại lẫn nhau thực chất là đang tàn hại chính mình ! Hãy góp một tiếng nói chung vào cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 8 2019 lúc 21:42

Dàn bài :

Mở bài :

Nền hoà bình của thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn khủng bố.

Thân bài:

1. Nạn khủng bố đang lan tràn trên khắp mọi khu vực của thế giới. Ngày nào cũng có cảnh đổ máu bởi khủng bố. Khủng bố đang là nỗi lo chung của tất cả các dân tộc.

2. Mâu thuẫn, xung đột chính trị giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, phe phái là nguyên nhân của tình trạng này.

3. Khủng bố đe doạ nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống con người từ tính mạng đến của cải, từ vật chất tới tinh thần, khiến nơi nơi đều bao trùm một bầu không khí căng thẳng, hoảng loạn. Sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá… của các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khủng bố.

4. Tất cả mọi người, mọi quốc gia đều phải cùng thể hiện rõ quyết tâm đẩy lùi khủng bố bằng những biện pháp cụ thể ; bảo vệ trái đất khỏi nạn khủng bố cũng chính là bảo vệ mái nhà chung của tất cả chúng ta.

Kết bài:

Thế giới sẽ tươi đẹp hơn nếu như con người không đối đầu và tàn hại lẫn nhau.

Aurora
23 tháng 8 2019 lúc 8:59

Trong muôn vàn điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi người có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mình. Đó cũng chính là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi – nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ, Malala Yousafzai – cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan, Tổng thống Mexico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc,…Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu”.


Các câu hỏi tương tự
Hanh
Xem chi tiết
Tinh gia
Xem chi tiết
Tram Anh xing gay:3
Xem chi tiết
kethattinhtrongmua
Xem chi tiết
Hân Nguyễn
Xem chi tiết
123 nhan
Xem chi tiết
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Bùi Trần Hải Đăng
Xem chi tiết