Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tâm Trà

Kết thúc bài : " Đàn gà mới nở ", nhà thơ Phạm Hổ viết :

Vườn trưa gió mát

Bướm bay rập rờn

Quanh đôi chân mẹ

Một rừng chân con.

Em thích hình ảnh nào trong khổ thơ trên ? Vì sao ?

Nguyễn Minh Huyền
18 tháng 11 2018 lúc 20:51

Tham khảo

Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh “Một rừng chân con” đang vây “quanh đôi chân mẹ”, bởi qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được sự vĩ đại của gà mẹ. Giữa một rừng chân bé xíu, non nớt (qua cách nói phóng đại của tác giả), đôi chân của gà mẹ giống như một cây đại thụ vững chắc, sẵn sàng che chở, chống chọi với mọi hiểm nguy để bảo vệ cho đàn con thơ dại của mình .

Lương Huyền Ân
18 tháng 11 2018 lúc 20:54

1)Nhà thơ có óc khái quát cao, có tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp thiên nhiên, nhà thơ mới gói ghém lại bài thơ bằng một khổ kết thúc như thế này:

“Vườn trưa gió mát
Bướm bay dập dờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.”
Câu cuối của bài thơ thật đắt. Để chuẩn bị cho câu thơ hay này, tác giả đã đưa bạn đọc đến một không gian, một thời gian đẹp như trong giấc mơ: “Vườn trưa gió mát/ Bướm bay dập dờn”. Có thể có bạn đọc nào đó đã reo lên vì câu kết thúc bài thơ này và chắc chắn nhà thơ Phạm Hổ cũng vừa lòng với sự sáng tạo của mình. “Quanh đôi chân mẹ/ Một rừng chân con” có nghĩa: mẹ là cây cổ thụ xoè tán, còn các con là cây xanh đông đúc như rừng, nép mình, quấn quýt dưới bóng mẹ. Phạm Hổ cho biết đó “cũng là một hình ảnh mà tôi rất yêu vì nó nói lên được cảnh sum họp đầm ấm, đồng thời, lại nói lên được sức mạnh, sự bền vững của cuộc sống. Từ những đôi chân lớn, nhỏ của gà mẹ và của gà con, tôi nghĩ đến một khu rừng, sự liên tưởng ấy cũng làm tôi thích thú.

2)Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh “Một rừng chân con” đang vây “quanh đôi chân mẹ”, bởi qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được sự vĩ đại của gà mẹ. Giữa một rừng chân bé xíu, non nớt (qua cách nói phóng đại của tác giả), đôi chân của gà mẹ giống như một cây đại thụ vững chắc, sẵn sàng che chở, chống chọi với mọi hiểm nguy để bảo vệ cho đàn con thơ dại của mình .

Bn tham khảo 2 bài trên nhé. Nhưng đây là tiếng việt lớp 2 mà ^^'

Trần Diệu Linh
18 tháng 11 2018 lúc 20:51

Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh “Một rừng chân con” đang vây “quanh đôi chân mẹ”, bởi qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được sự vĩ đại của gà mẹ. Giữa một rừng chân bé xíu, non nớt (qua cách nói phóng đại của tác giả), đôi chân của gà mẹ giống như một cây đại thụ vững chắc, sẵn sàng che chở, chống chọi với mọi hiểm nguy để bảo vệ cho đàn con thơ dại của mình .

Lê Hà
19 tháng 11 2018 lúc 16:25

Hình ảnh em thích nhất là: Quanh đôi chân mẹ

Một rừng chân con

Trong khung cảnh buổi trưa yên dịu,đàn gà con đang quây quanh mẹ.Chúng rối rít quấn quýt khi vừa mới nở ra.Những đàn con và mẹ gà cũng giống như con người vậy.Chúng có tình mẫu tử,có tình yêu thương gia đình.Gà mẹ nâng đỡ, bảo vệ con,thật cao cả.

Phạm Phương Linh
19 tháng 11 2018 lúc 18:48

Phải có óc khái quát cao, có tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp thiên nhiên, mới gói ghém lại bài thơ bằng một khổ kết thúc như thế này:

Vườn trưa gió mát

Bướm bay dập dờn

Quanh đôi chân mẹ

Một rừng chân con.

Câu cuối của bài thơ thật là đắt. Để chuẩn bị cho câu thơ hay một cách đột xuất này, tác giả đã đưa bạn đọc đến một không gian, một thời gian đẹp như trong giấc mơ: “Vườn trưa gió mát/ Bướm bay dập dờn”. Có thể có bạn đọc nào đó đã reo lên vì câu kết thúc bài thơ này và chắc chắn nhà thơ Phạm Hổ cũng vừa lòng với sự sáng tạo của mình. “Quanh đôi chân mẹ/ Một rừng chân con” có nghĩa: mẹ là cây cổ thụ xoè tán, còn các con là cây xanh đông đúc như rừng, nép mình dưới bóng mẹ. Phạm Hổ cho biết đó “cũng là một hình ảnh mà tôi rất yêu vì nó nói lên được cảnh sum họp đầm ấm, đồng thời, lại nói lên được sức mạnh, sự bền vững của cuộc sống. Từ những đôi chân lớn, nhỏ của gà mẹ và của gà con, tôi nghĩ đến một khu rừng, sự liên tưởng ấy cũng làm tôi thích thú”.


Các câu hỏi tương tự
Mr. QKA
Xem chi tiết
Dora Doraemon
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Tú Linh
Xem chi tiết
Tự Do
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Cá Mắc Cạn
Xem chi tiết
Nga Nguyen thi
Xem chi tiết
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết