Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lạng Sơn , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 36
Điểm GP 2
Điểm SP 26

Người theo dõi (1)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:

Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.

Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.

hì... hì... hơi dài đúng ko? Bn tự tóm tắt lại nhé

Câu trả lời:

1)Nhà thơ có óc khái quát cao, có tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp thiên nhiên, nhà thơ mới gói ghém lại bài thơ bằng một khổ kết thúc như thế này:

“Vườn trưa gió mát
Bướm bay dập dờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.”
Câu cuối của bài thơ thật đắt. Để chuẩn bị cho câu thơ hay này, tác giả đã đưa bạn đọc đến một không gian, một thời gian đẹp như trong giấc mơ: “Vườn trưa gió mát/ Bướm bay dập dờn”. Có thể có bạn đọc nào đó đã reo lên vì câu kết thúc bài thơ này và chắc chắn nhà thơ Phạm Hổ cũng vừa lòng với sự sáng tạo của mình. “Quanh đôi chân mẹ/ Một rừng chân con” có nghĩa: mẹ là cây cổ thụ xoè tán, còn các con là cây xanh đông đúc như rừng, nép mình, quấn quýt dưới bóng mẹ. Phạm Hổ cho biết đó “cũng là một hình ảnh mà tôi rất yêu vì nó nói lên được cảnh sum họp đầm ấm, đồng thời, lại nói lên được sức mạnh, sự bền vững của cuộc sống. Từ những đôi chân lớn, nhỏ của gà mẹ và của gà con, tôi nghĩ đến một khu rừng, sự liên tưởng ấy cũng làm tôi thích thú.

2)Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh “Một rừng chân con” đang vây “quanh đôi chân mẹ”, bởi qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được sự vĩ đại của gà mẹ. Giữa một rừng chân bé xíu, non nớt (qua cách nói phóng đại của tác giả), đôi chân của gà mẹ giống như một cây đại thụ vững chắc, sẵn sàng che chở, chống chọi với mọi hiểm nguy để bảo vệ cho đàn con thơ dại của mình .

Bn tham khảo 2 bài trên nhé. Nhưng đây là tiếng việt lớp 2 mà ^^'