Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, nhìn từ xa dòng sông như dải lụa mềm mại ôm trọn lấy ngôi làng. Con sông quê em đã trở thành kỉ niệm khó quên đối với những người con được sinh ra và lớn lên bên dòng sông thơ mộng này.
Tuổi thơ em gắn bó với dòng sông ấy, dòng sông đã cho em biết bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp.
Buổi sáng vừa thức dậy, em đã nghe thấy âm thanh rộn rã của chiếc thuyền nhỏ đang trao đổi mua bán trên bến sông. Những âm thanh đó đã trở nên quen thuộc và gần gũi đối với người dân nơi đây. Vào thời điểm này, trên bến sông thường tấp nập hơn, họ đi mua cá tôm của những người dân xóm chài đánh bắt.
Dòng sông vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.
Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.
Có những ngày mưa, nước dâng lên cao ngập lút bãi bồi. Dòng sông đỏ ngầu oàm oạp vỗ thân đê. Những cành củi to nhỏ lặng lẽ trôi; rồi bỗng nhiên bị lôi tuột vào một cái xoáy nhỏ, cả bọn thấy thế lại reo hò ầm ĩ. Thế rồi chỉ mấy ngày sau, nước rút, dòng sông lại trở về như xưa: hiền hòa, nhẫn nại và lẳng lặng trôi.
Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.
Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.
Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.
Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!
Mở bài: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Mỗi lần nghe ai đó ngân nga bài câu thơ là lòng tôi lại miên man nhớ đến dòng sông quê ngoại. Tôi đã gắn bó với dòng sông những năm còn học tiểu học nên dòng sông ấy chính là quê hương của tôi…
Thân bài:
Giới thiệu khái quát dòng sông và hoàn cảnh gắn bó của em với sông Dòng sông quê em ở đâu, nó có tên hay không, tên là gì Dòng sông bắt nguồn từ đâu, chảy qua những nơi nào, là sông nước mặn hay nước ngọt. Ngôi nhà em ở vị trí nào của sông (ven sông quay mặt ra sông..) Em sinh ra và lớn lên gắn bó với sông hay chỉ những kì nghĩ mới về thăm ngoại, thăm sông hoặc nơi em đã từng gắn bó… Biểu cảm chi tiết về dòng sông Biểu cảm con sông từ cái nhìn ở xa và cao. Ví dụ: nhìn từ xa, con sông dài ngoằn ngoèo như một con trăn dài mà đầu và mình lấp lánh những vảy sóng màu bạc. Biểu cảm con sông khi đến gần+ Biểu cảm về chiều rộng, dài, độ sâu, màu nước, vị nước theo màu và theo thời gian sáng trưa, chiều, tối (lưu ý: nên đan xen giữa tả và cảm bằng những biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.
Ví dụ: Dòng sông quê em mùa nước lũ trắng đục một màu như cậu bé nghịch ngợm đổ ly sữa xuống nước. Rồi đến mùa nắng cháy, sông chẳng chịu khuất mình, dang đôi tay ôm ấp những hàng cây, đem dòng nước ngọt lành cho cây trái…
+ Biểu cảm về phong cảnh xung quanh như hàng cây dừa, cây tre ven sông kết hợp những nếp nhà, ruộng rẫy, triền đê, bãi sông….
Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa của sông đối với đời sống quê em Ngày chưa có đường lớn và xe cộ nhiều, sông là phương tiện đi lại, buôn bán… Sông là người mẹ mang phù sa, nước mát đến cho vùng đất quê em được trù phú. Sông nhiều tôm cá là nguồn thực phẩm chính của người dân và gắn với cuộc mưu sinh của bao người. Biểu cảm về những kỉ niệm tuổi thơ mà em gắn bó Lần đầu tiên tập bơi trên sông Những buổi cùng bạn bè thả thuyền, hái lục bình, câu cá… Những lần bị đánh đòn, vui buồn ra bờ sông thút thít, sông vỗ sóng an ủi.Kết bài: Dòng sông hôm nay có thay đổi gì và những thay đổi ấy khiến em vui hay buồn. Em mơ ước và mong muốn điều gì cho dòng sông quê mình.
Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người( Quê Hương – Đỗ Trung Quân )Con người ta có thể đi khắp năm châu bốn bể suốt cuộc đời, những cảnh đẹp muôn hình vạn trạng, những cảnh nhộn nhịp, hoà nhoáng của chốn đất khách quê người cũng không thể níu giữ tấm long con người xa quê, yêu quê và nhớ quê. Niềm khát khao, mong chờ một ngày không xa được trở về quê hương yêu dấu. quê hương là cội nguồn in bóng kỉ niệm tuổi thơ, nâng niu bước chân con người trên đường đời, rồi là chốn bình yên cả đời vất vả ngược xuôi khắp chân trời góc bể. Quê hương là nơi ta sinh ra, cất tiếng khóc chào đời đầu tiên cho tới những tháng ngày chập chững biết đi, tập nói “mẹ” “cha”.Quê hương là khi lớn lên ta muốn trở về trong vòng tay của gia đình, để được nhõng nhẽo một chút như ngày bé thơ, để nhìn thấy cha mẹ, anh chị em cười nói vui vẻ, hay chỉ là khóc trên bờ vai của gia đình thân yêu.Việt Nam - đất nước - con người. Tự hào biết mấy khi tôi được sinh ra trên mảnh đất này. Việt Nam là Tổ Quốc thân yêu, đất Mẹ hiền yêu dấu, là chốn thanh bình nhất đời tôi. Ngày bé, quê hương là những cánh cò bay rập rờn theo mây, ngửa mặt trông theo dường như không kịp. Quê hương là những trưa hè nắng gắt con trốn mẹ đi chơi.“Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bayQuê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồngQuê hương là con đò nhỏ,Êm đềm khua nước ven songQuê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng cheQuê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềm(Quê Hương – Đỗ Trung Quân)Quê hương là những ngày mưa tầm tã, cha mẹ bật dậy trong những đêm mưa gió rét, lấy xô chậu hứng mưa dột trên giường để đứa con thơ bình yên trong giấc ngủ say. Thương lắm quê hương tôi!“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trườngYêu quê hương qua từng trang sách nhỏ“Ai bảo chăn trâu là khổ?”Tôi mơ màng nghe chim hót trên caoNhững ngày trốn họcĐuổi bướm cầu aoMẹ bắt được Chưa đánh roi nào đã khóc…”(Quê hương- Giang Nam )Quê hương trong mắt trẻ thơ thật giản dị, ấm áp làm sao. Vai trò của quê hương không chỉ gói gọn trong bấy nhiêu. Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ để chúng hình dung về quê hương một cách chân thật nhất, yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.Đã qua rồi cuộc sống đói nghèo, quê hương mình giờ đây đã độc lập, nhà nhà người người hăng hái xây dựng đời sống văn hoá mới. Quê hương là hiện tại. Trong từng ngõ nhỏ của cuộc sống vẫn còn đó những nếp nhà nghèo khó. Cuộc sống cần sự sẻ chia. Quê hương là đồng bào, là anh em ruột thịt. Nhìn vào hiện tại để biết chúng ta cần có trách nhiệm với quê hương, với đất nước. Tổ Quốc cần những người con yêu nước biết sống vì mọi người và sống để yêu thương. Một ngày không xa, không xa nữa, Việt Nam quê hương thân yêu sẽ không còn những cuộc đời cơ cực, những nếp nhà không đủ che mưa, che nắng cho đồng bào mình. Quê hương dạy ta biết trân trọng những gì cuộc đời đã cho mình, để biết rằng cuộc đời còn bao cảnh đời ngang trái, để ta yêu người bằng cả trái tim, thương người bằng chính tình thương đồng loại, để ta hiểu sống không đơn thuần chỉ cho riêng mình mà sống còn vì mọi ngừơi, vì quê hương, vì Tổ Quốc. Tình yêu quê hương sẽ thôi thúc ta cố gắng cho cuộc đời quanh ta hạnh phúc và yên bình hơn.Quê hương đã trở thành tương lai- tương lại của bạn, của gia đình, rộng hơn là tương lai của cả dân tộc. Yêu quê hưong. Nào, tất cả chúng ta sẵn sàng chưa? Sẵn sàng nhé! Đón đầu mọi thử thách, chinh phục chông gai, bay đến ước mơ. Đưa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Việt Nam - quê hương tôi. Tất cả vì quê hương, cho quê hương. Sống cho xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ Quôc Việt Nam ngày một giàu đẹp hơn.Khi tình yêu quê hương lên đến đỉnh cao, nó trở thành lí tưởng sống cao quí nhất mà bom đạn, đại bác, thuỷ lôi không thể đánh chìm.Những năm tháng chiến tranh, người chiến sĩ Việt Nam hăng hái lên đường bảo vệ Tổ Quốc theo tiếng gọi của tiền tuyến, của quê hương. Họ đã để lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ, để lại tất cả những gì thân yêu nhất, họ lên đường vì tiền phương phía trước, vì Tổ Quốc đang cần họ, đất Mẹ hiền đang bị kẻ thù tàn phá, Vẫn biết ra chiến trường là một đi không trở lại, người lính vẫn xung phong chiến đấu đến hơi thở cuối cùng bởi vì trong trái tim ấy dòng máu Việt Nam đang sực sôi lòng yêu nước cháy bỏng, lòng căm thù giặc sâu sắc. Quê hương đã trở thành máu thịt, mãi mãi ôm trọn trái tim người của Tổ Quốc, không gì có thể lay chuyển được. Tình yêu quê hương trở thành bất tử. Từ cụ già râu tóc bạc phơ đến nam nữ thanh niên, từ vùng đồi núi đến đồng bằng, trên mọi nẻo đường của Tổ Quốc, người người lên đường ra chiến trường vì bình yên của quê hương, Bao người đã mãi mãi nằm lại trong lòng đất Mẹ. Mồ hôi, máu, nước mắt, xương thịt của người đã ra đi hoà cùng người đang sống trên mảnh đất anh hùng. Sự hi sinh ấy để ta hiểu rằng yêu quê hương là yêu đồng bào. Yêu và trân trọng những người con của quê hương đã ngã xuống cho Tổ Quốc một ngày độc lập, tự do. Những con người đã để lại tuổi xuân, để lại gia đình với những người thân yêu cho đất nước có ngày hoà bình, họ mãi mãi không trở về nữa, mãi mãi.“Xưa yêu quê vì có chim có bướmCó những ngày trốn học bị đòn roiNay yêu quê hương vì trong từng nắm đấtCó một phần máu thịt của em tôi”(Quê hương – Giang Nam )Xương máu của các anh, các chị những người con yêu dấu của Tổ Quốc đã thấm vào lòng đất Mẹ, để ngày