cử đầu vọng minh nguyệt
đê đầu tư cố hương.
cử: ngẩng lên, hướng lên.Đơn giản là tác giả chỉ đang chiêm ngưỡng cảnh đẹp của đêm trăng, hòa lòng mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất.Vì khi xưa, lúc còn ở quê nhà, vào những đêm trăng sáng, Lý Bạch thường trèo lên đỉnh núi để ngắm trăng.Cho nên khi Đê: cúi đầu, thì tác giả nhớ về vầng trăng quê hương, nhớ đến những ngày đi ngắm trăng và nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của mình.
Cô muốn hỏi các em là: nếu không có hành động cử đầu, liệu có hành động đê đầu k?Từ đó, chỉ ra mối quan hệ giữa hai hành động này
Ai trả lời được trước và có những giải thích hợp lý, cô sẽ tick nhé.
Mạch cảm xúc của bài thơ có lẽ được hình thành từ đây.
Trong nỗi nhớ da diết quê hương, nhà thơ đang mơ màng ngủ, thì nhận ra ánh trăng đang lọt qua khe cửa khiến người ngỡ ngàng ko biết là sương hay là trăng. Nhà thơ ngẩng đầu lên như 1 hành động xác nhận. Nhưng rồi chính cái hành động đó đã làm trào lên nỗi nhớ mãnh liệt của con người xa quê, xa xứ, liền cúi đầu như đang cố nén cảm xúc, cố ghìm lại nỗi đau phải chia xa.
Gợi ý:Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng
+ Hành động “cúi đầu” ® Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng
Gợi ý:
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương của tác giả:
Hành động ngẩng đầu: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng
Nhìn thấy vầng trăng, tác giả nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu