Hướng dẫn soạn bài Sống chết mặc bay

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hacker mũ trắng

Hãy giải thích câu nói " Học, học nữa, học mãi "

<Dàn bài đầy đủ>

Kieu Diem
15 tháng 5 2019 lúc 19:58

#Tham khảo

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”

Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. Học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học, nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là “Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

- Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.

- Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

2. Ý nghĩa của việc “Học, học nữa, học mãi”

- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội

- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học

- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….

- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm

- Học tủ, học vẹt,….

- Học vì lợi ích

- Học vì ép buột

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về “Học, học nữa, học mãi”

Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy “Học, học nữa, học mãi”.

Huỳnh lê thảo vy
16 tháng 5 2019 lúc 15:48

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Minh Nhân
15 tháng 5 2019 lúc 10:13

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”

Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. Học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học, nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là “Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

- Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.

- Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
- Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

2. Ý nghĩa của việc “Học, học nữa, học mãi”

- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội

- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học

- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….

- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm

- Học tủ, học vẹt,….

- Học vì lợi ích

- Học vì ép buột

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về “Học, học nữa, học mãi”

Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy “Học, học nữa, học mãi”.

So Yummy
15 tháng 5 2019 lúc 16:25

Mở bài: Học tập là điều kiện thiết yếu để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống. Bất cứ một công việc gì cũng cần chúng ta phải học, phải có tri thức thì mới có thể làm được việc. Việc học là một quá trình diễn ra xuyên suốt trong dòng đời con người. Cũng giống như nhà triết học vĩ đại Lê-nin từng nói: “Học- Học nữa- Học mãi”.

Thân bài

Giải thích câu nói:

Để thấm nhuần hết tư tưởng mà Lê-nin muốn truyền dạy trước tiên ta phải hiểu được ý nghĩa câu nói. “Học- Học nữa- Học mãi” là gì?

+ Học: quá trình tích lũy, thu nhận kiến thức. Học bao gồm cả học tri thức, văn hóa, đạp đức, kĩ năng sống. Chúng ta không chỉ học ở trường, học từ thầy cô mà chúng ta còn phải học mọi người xung quanh, học cha mẹ, bạn bè, và mọi người khác nhau; học từ nhiều nguồn khác nhau: sách báo; phương tiện thông tin đại chúng; internet;…

+ Học nữa: là học từ cấp độ dễ đến cấp độ khó; học từ tri thức này đến tri thức khác; học nhiều trình độ mới hơn, phức tạp hơn. Tích lũy kiến thức từ nhiều khía cạnh; lĩnh vực khác nhau cho ta một bệ đỡ tri thức đa chiều, vững chắc. Đây là nhân tố cần thiết, hành trang, nền tảng lí tưởng cho công việc và cuộc sống của chúng ta trong hiện tại và tương lai.

+ Học mãi: lại có nghĩa là học liên tục, học không ngừng nghỉ. Sống là để học, là để tích lũy tri thức, tiếp thu kinh nghiệm. Khi còn trẻ ta học, về già ta cũng học, học những gì ta cần, học những gì ta chưa thấu. Sự học là vô tận; là say mê liên tục.

Ý nghĩa cả câu: Lê-nin đã rất khéo léo khi sử dụng 3 từ học đan xen theo cấp độ tăng dần, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học. Sự nghiệp học hành không phải là một sớm một mai mà là cả một quá trình vĩnh cửu, hăng say tích lũy. Chỉ khi con người ta đeo đuổi con đường học vấn, con người ta mới có thể dần hoàn thiện, trưởng thành và đạt được những điều mong muốn. Bàn luận câu nói: Câu nói của Lê-nin để lại cho đời là một chân lí đúng đắn. Tại sao chúng ta cần “Học- Học nữa- Học mãi”

+ Kiến thức mỗi chúng ta lại chỉ như giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la nếu không chăm chỉ, chủ động tìm tòi học tập thì sẽ trở nên thụ động, ấu trĩ, bất tài, vô dụng.

+ Bởi cuộc sống ngày càng phát triển, hàng ngày hàng giờ có hàng trăm hàng nghìn phát minh, công thức ra đời. Kiến thức nhân loại vì thế cũng cứ nhiều lên vô tận. Mà kiến thức con người lại có hạn, nếu cứ thụ động, ỷ nại, lười biếng thì chúng ta sẽ bị thụt lùi, lạc hậu so với sự phát triển của loài người. Chính chúng ta sẽ tự đẩy chúng ta ra cái guồn quay phát triển của nhân loại.

+ Học, học nữa, học mãi là một phương pháp giáo dục tích cực. Bản thân mỗi người sẽ tự ý thức trong cách tư duy, nhận thức, cũng như tích lũy kiến thức bản thân. Lâu dần trong chúng ta hình thành nên thói quen chủ động, độc lập, tự mình tìm tòi kiến thức. Không chỉ học trong sách chúng ta còn ứng dụng, chứng minh thực tiễn. Hay tự đọc trước, tìm hiểu qua rồi lên lớp nghe thầy cô giảng lại. Cách học chủ động này sẽ giúp chúng ta khắc sâu hơn những kiến thức đã được học.

+ Cũng giống như cách mạng tháng Mười Nga, Lê-nin luôn tiên liệu được những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Câu nói đã trải qua hàng thế kỉ nhưng lại phác họa được thực tiễn một cách rõ nét. “Học- học nữa- Học mãi” là cách tác động đến chính người học, để bản thân người học tự cố gắng, tự rèn rũa và tự thành công. Câu nói là hướng đi tiên quyết, đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong mọi cấp học, cải cách lối mòn trong giáo dục xưa cũ. Đó là; thụ động; chai lì; đó là giỏi lí thuyết nhưng kém thực hành; sách vở thì vanh vách mà thực tế lại ù ù cạc cạc. Cần tích cực đẩy lùi nhanh chóng vấn nạn này.

+ “Học-Học nữa- Học mãi” không chỉ giúp cho bản thân chúng ta mà còn góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển xã hội. Học hỏi, đem nhiều tri thức khoa học, công nghệ thế giới về phát triển, dựng xây đất nước, đưa đất nước tiến xa, xa hơn nữa trên vị thế quốc tế.

Mở rộng

+ Từ xưa đến nay dân tộc ta luôn có truyền thống hiếu học. Có thể kể đến rất nhiều các tấm gương hiếu học nổi tiếng trong lịch sử nước nhà như: Cao Bá Quát; Mạc Đĩnh Chi; Lương Thế Vinh;…Cao Bá Quát là người viết chữ rất xấu, nhà lại khó khăn trăm bề, luôn bị bạn bè trêu chọc nhưng ông không nản lòng, mà chăm chỉ cố gắng từng ngày. Mỗi buổi đi đốn củi, lấy nước ông đều lấy cây gậy tập viết trên đất; đêm về không có đèn lại bắt đom đóm làm đèn tập luyện chữ. Không phụ tấm lòng ham học, sự miệt mài tận tụy sớm hôm, chữ của ông ngày càng đẹp, văn ngày càng hay. Ông đỗ Á nguyên thời vua Minh Mạng khi tuổi đời còn rất trẻ và được người đời trọng vọng. Trên con đường học vấn của ông có biết bao chông gai, bao thử thách nhưng ông vẫn không ngừng nghỉ; không dừng lại mà luôn cố gắng, nỗ lực liên tục để rồi thành quả xứng đáng sẽ được đền đáp.

+ Học là một việc tốt nhưng học như thế nào mới đem lại hiệu quả tích cực nhất? Học nhưng phải học cách có chọn lọc, không phải cái gì cũng học, ai nói gì cũng theo. Học là phải có quan điểm; lập trường vững vàng; tư duy những điều đúng đắn, học theo những điều có ích, nghe lời chỉ bảo của những người có trình độ, có kiến thức có đạt đức tốt. Tránh bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, học tập những cái vô bổ, tiêu cực (game; tranh ảnh sách báo đồ trụy; bạo lực;…) Không bảo thủ; khiên cưỡng dập khuôn; cương nhu phù hợp. Việc học phải luôn đi đôi với hành. Không được để kiến thức mãi chỉ là kiến thức, những con chữ chỉ là những con chữ cứng nhắc, khô khan mà phải biết ứng dụng những gì đã được học vào thực tiễn đời sống một cách linh hoạt, phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Ứng dụng VĂN MẪU TỔNG HỢP trên điện thoại với hơn 30k bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết. Hãy tải App ngay để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn nhé!

TẢI APP CHO ANDROID

Nếu thấy bài viết hay, hãy động viên và chia sẻ ban biên tập! Các bình luận không phù hợp sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

+ Chúng ta có học, có học nữa, có học mãi nhưng lại là học theo cách đối phó; học tủ; học để qua môn; học để cho có lệ;… Đây là một cách học sai trái; một hướng đi lệch lạc cần sớm bài trừ trong đầu con người đặc biệt là thế hệ đang ngồi trên ghế học sinh. Do tâm lí chính các em hay của chính các bậc phụ huynh; các thầy cô; áp lực điểm số đang đè nén lên các em? Đây là một vấn đề nhức nhối cần sớm được giải quyết triệt để, tránh những mầm mống, lối mòn trong nhận thức về lâu dài.

+ Vậy làm sao để bản thân luôn hăng say, giữ vững ý chí trong học tập: Mỗi chúng ta khi bắt đầu quá trình tích lũy đầu tiên phải yêu thích, thực sự yêu thích với kiến thức đó. Có yêu thích mới có hứng thú để theo đuổi, để cố gắng, để tiếp tục. Sau đó cần xác định được đúng đắn mục tiêu; con đường; cách thức để tiếp cần với tri thức; rồi từ các mục tiêu, định hướng đã vạch sẵn tự mình tìm tòi qua những nguồn kiến thức liên quan, có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô, của bạn bè và của những người xung quanh. Tri thức giá trị sẽ đem đến cho ta một niềm vui thực sự.

+ Học tập văn hóa tốt thôi là chưa đủ, chúng ta phải rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, cư xử văn hóa, lễ phép, xứng đáng là con cháu của một dân tộc anh hùng. (Có tài mà không có đức cũng trở thành người vô dụng)

Ý nghĩa: Lời dăn dạy của Lê-nin gửi đến cho các thế hệ là chiều sâu tư tưởng trí tuệ, mang lại những giá trị văn hóa, giáo dục to lớn, có ý nghĩa thấm thía đến mỗi thế hệ hôm nay và cả mãi mai sau:

+ Đó là động lực, khuyến khích chúng ta học tập, học văn hóa, học kĩ năng, học cách làm việc. Học không chỉ ở sách vở mà còn học ở ngoài cuộc sống, học mọi lúc, mọi nơi, mọi độ tuổi.

+ Đây còn là quyết sách phù hợp với hoàn cảnh quốc gia. Hiện tại trên trường quốc tế, nước ta được đánh giá là đất nước đang phát triển với nhiều khó khăn, thử thách. Chỉ có con đường học vấn, chỉ có học hỏi từ nước ngoài mới đưa đất nước đẩy lùi được những chông gai cản đường, vươn lên phát triển, sánh ngang với các anh em láng giềng gần xa. Cũng giống như Hồ chủ tịch sinh thời đã từng nói: “Đất nước có trở nên tươi đẹp hay không, có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.’’

Câu nói của Lê-nin không chỉ có giá trị cho quá khứ, cho hiện tại mà còn vang vọng đến cả những thế hệ, những trang sách vàng tương lai. Mỗi chúng ta hãy không ngững học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành một công dân tốt, một người có ích cho xã hội, cho cộng đồng.

Thảo Phương
15 tháng 5 2019 lúc 17:33

A) Mở bài:

- Phong trào học tập hiện nay

- Nêu vấn đề giải thích: Phải không ngừng học tập

- Trích dẫn lời khuyên Lê-nin

B) Thân bài

1. Thế nào là Học, học nữa, học mãi?

- Học là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức để nâng cao kiến thức về mọi mặt

- Học nữa là học thêm nâng cao bổ sung thêm vào những điều đã học

- Học mãi là học không ngừng, học suốt đời.

2. Vì sao phải không ngừng học tập?

- Vì những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng nâng cao để có kiến thức sâu rộng

- Tri thức của nhân loại là vô hạn "biển học mênh mông" hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập.

- Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật cũng ngày 1 phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và xã hội

3. Làm thế nào để thực hiện được lời khuyên của Lê-nin?

- Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao

- Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích

- Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống

C) Kết bài:

- Một vĩ nhân đã từng nói: "Đường đời là cái thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối"

- Mỗi người chúng ta hãy coi học tập là hạnh phúc, niềm vui của đời mình.


Các câu hỏi tương tự
Duy Cao
Xem chi tiết
1 triệu người
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Phương
Xem chi tiết
Hacker mũ trắng
Xem chi tiết
Hacker mũ trắng
Xem chi tiết
Hoài Ngọc
Xem chi tiết
Trần Linh Chi
Xem chi tiết
Đàm An Diên
Xem chi tiết
Phạm Đức Chính
Xem chi tiết