Dung dịch A có chứa các muối MgSO4 , Al2(SO4) và Fe(SO4)3. Cho dung dịch NaCl dư cào 100 ml dung dịch A, thu được kết tủa B và Dung dịch C. Lọc lấy kết tủa B , sau đó đem nung kết tủa B đến khối lượng không đổi thu được 23,52 gam chất rắn D. Chia dung dịch C thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: Sục khí CO2 dư vào cho đến khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn , thu được kết tủa E, sau đó đem nung kết tủa E đến khối lượng không đổi thu được 5,712 gam chất rắn F
Phần 2 : Cho dung dịch BaCl2 dư vào , thu được 97,627 gam kết tủa G
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xẩy ra
b, Tính nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch A
Cho một dung dịch có chứa 0,2 mol CuCl2 tác dụng với dung dịch có chứa 20 gam NaOH được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn C. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch axit HCl thu được dung dịch D. Điện phân dung dịch D thu được chất khí E.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng của chất rắn C.
c. Tính khối lượng các chất có trong dung dịch B.
Cho 15,4 gam hỗn hợp A gồm Mg và Zn phản ứng với 200 ml dung dịch CuSO 4 1,25M sau phản
ứng thu được dung dịch B chứa 2 muối và 19,25 gam hỗn hợp kim loại. Dung dịch sau phản ứng giảm 0,6
gam so với trước phản ứng
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A
b. Tính nồng độ mol/l mỗi muối trong B
c. Cho B phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH để được kết tủa lớn nhất. Tìm V.
d. Cho B phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH để được kết tủa nhỏ nhất. Tìm V.
Trộn 100ml dung dịch Fe2(SO4)3 với 100ml dung dịch Ba(OH)2 sau phản ứng thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung A ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 4,295 gam chất rắn D. Khi cho dung dịch B tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 thì thu được 0,932gam kết tủa.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Xác định Cm của dung dịch Fe2(SO4)3 và Ba(OH)2 ban đầu.
Dung dịch X chứa KOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Dung dịch Y chứa Al(NO3)3 2M và Al2(SO4)3 0,5M. Cho V1 lít dd X vào V2 lít dd Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 56,916g kết tủa. Nếu cho dd Ba(NO3)2 vào V2 lít dd Y thu được 41,94g kết tủa. Tính V1, V2
Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg vào 250 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 đktc. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
a, Chứng minh rằng dung dịch B vẫn còn dư axit
b, Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
Hòa tan hoàn toàn 8g CuO vào dung dịch H2SO4 1M. Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch sau phản ứng cần dùng 240ml dung dịch NaOH 0.5M và thu được dung dịch A
a)Thể tích H2SO4 đã dùng?b) Nồng độ mol của các chất trong dung dịch A?
cho m gam hỗn hợp Fe &CuO vào dung dịch HCl. kết thúc phản ứng thu được dung dịch A có chứa chất rắn B. Cho chất rắn B vào 500ml dung dịch H2SO4 loãng 0,2M, thu được dung dịch C không màu & còn lại chất rắn D không tan trong dung dịch HCl có khối lượng 1,28g. cho dung dịch NaOH đã đun sôi để nguội tới dư vào dung dịch A vừ thu được thấy tạo ra kết tủa F. nung kết tủa F trong bình chứa N2 thì thu được chất rắn K có khối lượng 9,72g. cho dung dịch C tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được kết tủa M. nung kết tủa M trong không khí thu được chất rắn N có khối lượng 5,46g.
a. viết các phương trình phản ứng
b. tìm khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp ban đầu