Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thu Thuỷ Nguyễn

" Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối "

Dựa vào phép tu từ của câu tục ngữ em hãy viết thành một đoạn văn

Thời Sênh
2 tháng 8 2018 lúc 9:37

Biện pháp tu từ : Nói quá

Viết đoạn văn

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đối với câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Có thể thấy tháng năm là tháng của mùa hè. Vào khoảng thời gian này đêm ngắn ngày dài vì thế cha ông ta sau bao nhiêu năm tháng sinh sống đã đúc kết và ví von đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Thời gian buổi tối trôi đi nhanh khiến cho con người cảm tưởng vừa mới chợp mắt thì trời đã sáng mất rồi. Sang đến câu thứ hai “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Tháng mười là tháng của mùa đông. Vào khoảng thời gian này ngày sẽ ngắn đi còn tối sẽ dài thêm. Mọi người sẽ được ngủ nhiều hơn làm. Với cách nói vần “mười” với “cười” và sự biểu đạt ý nghĩa hóm hỉnh dí dỏm. Câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi. Như vậy qua đây, ta có thể thấy được câu tục ngữ trên thể hiện được sự thay đổi của các tháng trong các mùa, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau. Để đúc kết được câu tục ngữ đó, cha ông ta đã phải mất nhiều thời gian sinh sống và chiêm nghiệm mới có thể làm được

Thùy Linh
2 tháng 8 2018 lúc 9:37

Trước đây, nhân dân ta chua có những dụng cụ, máy móc khoa học để đo thời gian, nhưng chỉ bằng kinh nghiệm, bằng trực giác và vốn sống, họ đã có những nhận xét đúng đắn về dộ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Câu tục ngữ vừa có vần lưng (năm với nằm, mười với cười), vừa có đối (đêm và ngày, tháng năm và tháng mười, nằm và cười, sáng và tối, đối nhau).Cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn,, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dái ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Suy luận rõ, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Do ánh sáng mùa hè, do mây mù mùa đông, và do kinh nghiệm cuộc sống, mà nhân dân ta nêu lên nhận xét rất đúng đắn: đêm mùa hè ngắn, ngày mùa đông ngắn. Nắm được dộ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Đây đúng là một câu tục ngữ đặc sắc.

Thảo Phương
2 tháng 8 2018 lúc 10:00

Câu tục ngữ trên sử dụng biện pháp nói quá: "chưa nằm đã sáng", "chưa cười đã tối" để nhấn mạnh một hiện tượng tự nhiên có thực, đã trở thành quy luật. Đó là: tháng 5 đêm ngắn ngày dài và tháng 10 ngày ngắn đêm dài. Hiện tượng này được đúc rút từ kinh nghiệm quan sát thực tiễn của ông cha nên rất đáng tin cậy. Câu tục ngữ là túi khôn, là những bài học giàu giá trị có thể áp dụng trong cuộc sống cũng như trong lao động sản xuất.
NGUỒN:CÔ NGUYỄN THU HƯƠNG

Huong San
2 tháng 8 2018 lúc 14:23

"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

Nguyễn Thị Thu Hương
5 tháng 8 2018 lúc 11:56

"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".


Các câu hỏi tương tự
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Hoàng Bảo Hân
Xem chi tiết
Thu Thuỷ Nguyễn
Xem chi tiết
Thu Thuỷ Nguyễn
Xem chi tiết
Kiều Vũ Minh Đức
Xem chi tiết
Kagamine Rile
Xem chi tiết
Kiều Vũ Minh Đức
Xem chi tiết
San Nguyen
Xem chi tiết
Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết