Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Hằng Nguyễn

Có 2 bình cách nhiệt cùng đựng một chất lỏng như nhau, 1 học sinh lần lượt múc tùng ca chất lỏng ở bình 1 đổ sang bình 2 rồi ghi lại kết quả sau mỗi lần cân bằng. Kết quả là 10°C, 15°C, 18°C. Tính nhiệt độ chất lỏng ở bình 1 coi nhiệt độ mỗi ca chất lỏng đổ vào bình một là như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường.

Các bạn ơi giúp mình với, mình nghĩa lắm rồi nhưng vẫn làm sai.

Hoàng Tử Hà
15 tháng 6 2019 lúc 22:25

ko tóm tắt, thông cảm :D

Gọi t1 là nhiệt độ chất lỏng bình 1, t2 là nhiệt độ chất lỏng bình 2

Vì khi đổ từ bình 1 vào bình 2 thấy nhiệt độ bình 2 tăng dần nên t1>t2

Xét lần 1:

Nhiệt lượng ca chất lỏng toả ra là:

Qtoả= m1.c.(t1-10) (J)

Nhiệt lượng bình 2 thu vào là:

Qthu= m2.c.(10-t2) (J)

Ta có PTCBN:

Qtoả= Qthu

\(\Leftrightarrow m_1\left(t_1-10\right)=m_2\left(10-t_2\right)\) (1)

Xét lần 2:

Nhiệt lượng mà ca toả ra là:

Qtoả= m1.c.(t1-15) (J)

Nhiệt lượng mà ca chất lỏng trc và m2 thu vào là:

Qthu= (m1+m2)c(15-10)= 5c(m1+m2) (J)

Ta có PTCBN:

Qtoả= Qthu

\(\Leftrightarrow m_1\left(t_1-15\right)=5\left(m_1+m_2\right)\) (2)

Xét lần 3:

Nhiệt lượng ca toả ra là:

Qtoả= m1.c.(t1-18) (J)

Nhiệt lượng 2m1 và m2 thu vào là:

Qthu= 3c(2m1+m2) (J)

Ta có PTCBN:

Qtoả= Qthu

\(\Leftrightarrow m_1\left(t_1-18\right)=3\left(2m_1+m_2\right)\) (2)

Từ (2) và (3)\(\Rightarrow2m_1=m_2\) (cái này bạn dùng cộng đại số là ra thui)

Thay lại vào (2) có:

\(m_1\left(t_1-15\right)=5\left(m_1+2m_1\right)\)

\(\Leftrightarrow m_1t_1-15m_1=15m_1\)

\(\Leftrightarrow m_1t_1=30m_1\Leftrightarrow t_1=30^0C\)

huynh thi huynh nhu
16 tháng 6 2019 lúc 8:32

Hỏi đáp Vật lý


Các câu hỏi tương tự
Trần Văn Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Anh
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Thanh Tâm
Xem chi tiết
Dieu Ngo
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Quốc Khánh
Xem chi tiết
Phan Trọng Hoan
Xem chi tiết
Trần Hoàng Nhật Vi
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Ứng
Xem chi tiết
Quốc Lê Minh
Xem chi tiết