Mn júp mk vs!!!
3 bình nhiệt lượng kế đựng 3 chất lỏng khác nhau, có k.lượng bằng nhau và ko pưhh vs nhau. Nhiệt độ của 3 bình c.lỏng lần lượt là t1=15°C, t2=10°C, t3=20°C. Nếu đổ 1/2 c.lỏng bình 1 vào 2 thì n.độ hỗn hợp khi cân = nhiệt là t1,2=12°C. Nếu đổ 1/2 c.lỏng bình 1 vào 3 thì hh khi CBN là t1,3=19°C. Hỏi nếu đổ lẫn 3 c.lỏng vs nhau thì n.độ hh khi CBN là bn? Bỏ qua nhiệt lượng trao đổi vs m.trg, vỏ bình và dung tích bình đủ lớn để chứa cả 3 c.lỏng.
Thanks mn trc nha!!!
gọi c1 , c2 , c3 lần lượt là nhiệt dung riêng của mỗi chất lỏng ở bình 1 , bình 2 và bình 3
gọi m là khôi lượng của mỗi chất lỏng
Khi cho 1/2 chất lỏng ở bình 1 vào 2 thì:
ta có phương trình cân bằng nhiệt:
1/2 m.c1 ( t1 - t1,2) = m.c2.(t1,2-t2)
=> 1/2 c1 (15-12)=c2(12-10)
=> 3/2c1 = 2c2
hay 3/4c1 = c2
Khi đổ 1/2 chất lỏng ở bình 1 vào bình 3 thì
ta có ptcb nhiệt
1/2 m.c1 (t1,3-t1) = m.c3(t3 - t1,3)
=> 1/2c1(19-15)=c3(20-19)
=> 2c1=c3
Gọi tcb là nhiệt độ cân bằng khi đổ cả ba chất lỏng vào với nhau
vì t2<t1<t3 nên chất lỏng 1 và chất lỏng 2 thu nhiệt , chất lỏng 3 tỏa nhiệt
Nhiệt lượng cần để 3 chất lỏng đạt đến nhiệt độ cân bằng đó là:
Q1=m.c1.(tcb-t1)
Q2=m.c2(tcb-t2)
Q3=m.c3(t3 - tcb )
Ta có
Q1 + Q2 = Q3
=> m.c1(tcb-t1) + m.c2(tcb-t2) = m.c3(t3 - tcb )
=> c1(tcb - 15) + c2(tcb - 10 ) = c3.(20-tcb)
=> c1(tcb - 15) + 3/4c1(tcb - 10 ) = 2c1.(20-tcb)
=> (tcb -15) + 3/4(tcb-10)=2(20-tcb)
Giải phương trình trên ta được tcb=16,(6)0C