cho e hỏi làm sao để đổi
12kA = ? A
0.015 kV= ? V = ? mV
cho e hỏi làm sao để đổi
12kA = ? A
0.015 kV= ? V = ? mV
Bạn nhớ thế này nhé:
kA > A > mA
kV > V > mV
Ta chỉ cần nhân/chia 1000 lên là ok:
1kA = 1000A = 1000000mA
1kV = 1000V = 1000000mA
Vậy ta sẽ đổi bài trên như sau:
12kA = 12000A
0,015kV = 15V = 15000mV
câu 1Để một ngọn lửa cháy, không khí phải cung cấp oxi liên tục. nếu vậy , sau môtj thời gian ngắn, lớp khí bao quanh ngọn nến biến mất dần oxi và ngọn nến sẽ tắt. thế nhưng tại sao ngọn nến cháy liên tục?
câu 2 bạn thử phongr đoán nơi có không khí nhưng không có trọng lượng thì ngọn lửa có cháy liên tục không?
giải giúp mình với
1 là do đối lưu
khi nến cháy lớp ko khí xung quanh nến cx nóng lên và bay đi sau đó sẽ có lớp ko khí khác bù vào và mang theo oxi để cung cấp cho nến tiếp tục cháy quá trình này cứ diễn ra cko đến khi nến ko cháy nữa
2 theo mk thì ko thể cháy liên tục đc còn đúng hay ko thì ko pk nữa
một con ngựa tạo ra một cộng là 21600J trong thời gian là 3 phút . công suất của con ngựa bằng bao nhiêu?
Tóm tắt:
A= 21600(J)
t= 3 phút= 180s
Công suất của con ngựa là:
P= \(\dfrac{A}{t}\)=\(\dfrac{21600}{180}\)= 120(W)
Tóm tắt:
\(A=21600J\\ t=3'=180s\)
\(=?\)
Giải:
Công suất của con ngựa đó là:
\(=\dfrac{A}{t}=\dfrac{21600}{180}=120\left(W\right)\)
Vậy công suất của con ngựa đó là 120W
3 phút = 180 giây
p= A/t =21600/180 =120 W
Vậy công suất của ngựa là 120W
có gì thiếu sót mong thông cảm nha
dẫn nhiêt, đối lưu, bức xạ nhiệt là gì vận dụng để giải thích các hiện tượng trong thực tế: ống khói ở các lò đun, sự tạo thành gió trong tự nhiên, khi quạt ta cảm thấy mát
cho ví dụ về đối lưu , dẫn nhiệt , bức xạ nhiệt ?
- Dẫn nhiệt: thả thanh sắt và cốc nước nóng, một thời gian sau thanh sắt nóng lên
- Đối lưu: khi đun nước, dòng nước bên dưới sẽ nóng lên, trọng lượng riêng giảm và chuyển động dần lên phía trên, phần nước ở phía trên có trọng lượng riêng lớn hơn nên chuyển động xuống dưới. Cứ như thế tạo thành dòng đối lưu.
- Bức xạ nhiệt: năng lượng của mặt trời chiếu xuống trái đất là bức xạ nhiệt.
VD đối lưu : Đèn kéo quân quay → nhờ dòng đối lưu của không khí
VD dẫn nhiệt : cho thìa inox vào cốc nước nóng → nước nóng đã truyền nhiệt cho thìa
VD bức xạ nhiệt : mặt trời truyền nhiệt xuống trái đất → qua chân không
Giải thích vì sao khi pha trà hay cà phê người ta dùng nước nong (sôi) mà không dùng nước nguội hay lạnh?
Vì sao ruột phích nước giữ cho nước nóng dc lâu?
Tại sao trong nước hồ,sông,biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
Tại sao về mùa lạnh,khi sờ vào miếng đồng, ta cảm giác lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ?
*Vì khi nước nóng thì nhiệt độ cao làm các hạt nguyên tử, phân tử của hạt cà phê,trà chuyển động nhanh hơn, hoà tan nhanh vào các hạt phân tử nước.
*Ruột phích thường được mạ bạc,bạc là một chất cách nhiệt
Nắp phích, vỏ dều được cấu tạo bằng nhựa,inox,....vv(cũng là những xhaats cách nhiệt)
Giữa lỏi, vỏ phích là môi trường chân không ông toả nhiệt ra môi trường.Vì vậy nước để trong phích nóng lâu.
*Vì nước được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử riêng biệt,giữa các hạt này đều có khoảng cách,các nguyên tử phân tử của không khí đã chui lọt vào các kẽ hở này .Nên trong ao,hồ ,sông,....vv đều có không khí.
*Vì miếng đồng dẫn nhiệt tốt,còn tấm ván gỗ dẫn điện kém.
Ngoài lớp khí quyển bao quanh Trái Đất,khoảng không gian còn lại giữa Trái Đất và Mặt Trời là khoảng chân không.Trong khoảng chân không này có sự dẫn nhiệt và đối lưu. Vậy năng lượng của Mặt Trời đã truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
Trong khoảng chân không này không có dẫn nhiệt và đối lưu nhưng có bức xạ nhiệt . Năng lượng mặt trời đã truyền xuống trái đát bằng các tia bức xạ nhiệt
Câu 1: Hiện tượng khuếch tán xảy ra đối vs chất nào sau đây?
A. Chất rắn B Chất lỏng C Chất khí D Cả 3 chất trên
Câu 2:Cơ năng mà không khí có dc do bị nén trong quả bóng là dạng cơ năng:
A. Thế năng hấp dẫn B Nhiệt năng C Động năng D Thế năng đàn hồi
Câu 3:Hình thức truyền nhiệt nào sau đây có thể xảy ra trong môi trường chân không:
A Đối lưu B Dẫn nhiệt C Bức xạ nhiệt D Cả A,B,C
Câu 4: Cách đổi dv nào sau đây là sai:
A 1kW=1000W B 1MV=100kW C 1kJ=1000J D 1km=1000m
Điền từ thích hợp:
Dùng 1 ròng rọc ......... không cho ta lợi về lực
Dùng ròng rọc động cho ta lợi ........... về lực
Câu 1: Hiện tượng khuếch tán xảy ra đối vs chất nào sau đây?
A. Chất rắn B Chất lỏng C Chất khí D Cả 3 chất trên
Câu 2:Cơ năng mà không khí có dc do bị nén trong quả bóng là dạng cơ năng:
A. Thế năng hấp dẫn B Nhiệt năng C Động năng D Thế năng đàn hồi
Câu 3:Hình thức truyền nhiệt nào sau đây có thể xảy ra trong môi trường chân không:
A Đối lưu B Dẫn nhiệt C Bức xạ nhiệt D Cả A,B,C
Câu 4: Cách đổi dv nào sau đây là sai:
A 1kW=1000W B 1MV=100kW C 1kJ=1000J D 1km=1000m
Điền từ thích hợp:
Dùng 1 ròng rọc .....cố định.... không cho ta lợi về lực
Dùng ròng rọc động cho ta lợi ....2 lần....... về lực
Bài 1:Một người đưa 1 vật nặng 500N lên sàn ô tô cao 1,2 m
1 Tính công kéo trực tiếp của người đó.
2.Nếu người đó dùng 1 tấm ván dài 4,8 m làm mp nghiêng để đưa vật lên:
a.Tính lực kéo trên tấm ván (bỏ qua ma sát)
b.Tính công suất hoạt động của người đó.Biết thời gian kéo là 12s
c.Thực tế ,do có ma sát nên người đó phải dùng 1 lực kéo 150N để kéo vật. Tính lực ma sát và hiệu suất khi sử dụng mặt phẳng nghiêng.
Bài 2: Tính nhiệt lượng cần thiết để cho miếng đồng có klg 400g ở nhiệt độ \(25^0C\) tăng đến \(180^0C\) . Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K
Bài 3:Người ta thả miếng đồng sau khi đun tới \(175^0C\)vào 1 thau nhôm có klg 80g chứa 2kg nước ở \(20^0C\) . Hỏi khi có cân bằng nhiệt thì nước nóng thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K và 4200J/kg.K
Bài 4: Có 1 nhiệt lượng 210 kJ thì có thể làm cho 5kg nước tăng thêm bao nhiêu độ?
Bài 5: Với nhiệt lượng 380kJ thì có thể làm cho bao nhiêu kg đồng tăng thêm \(20^0C.\)
Bài 1
1, Tóm tắt:
P= 500N
h= 1,2m
Công trực tiếp của người đó:
A= P*h= 500*1,2= 600(J)
2, Nếu bỏ qua ma sát, ta có điều kiện cân bằng của mặt phẳng nghiêng:
P*h= F*l
<=> 500*1,2= F*4,8
F= 125(N)
Công suất của người đó:
P= \(\dfrac{A}{t}\)= \(\dfrac{600}{12}\)= 50(W)
Bài 2
Tóm tắt:
m= 400g= 0,4kg
t1= 25°C
t2= 180°C
C= 380J/kg.K
Nhiệt lương cần thiết để miếng đồng nóng tới 180°C là:
Q= m*C*\(\Delta t\)= 0,4*380*(180-25)= 23560(J)
Bài 4:Ta có :Q=210kJ=210000J
Với nhiệt lượng như trên có thể làm cho 5kg nước tăng thêm nhiệt độ là:
Q=m.c.\(\Delta\)t=>\(\Delta\)t=\(\dfrac{Q}{m.c}\)=\(\dfrac{210000}{5.4200}\)=10(*C)
Vậy nhiệt độ 5kg nước tăng thêm là 10*C
Bài 5: Ta có Q=380kJ=380000J
Với nhiệt lượng 380kJ thì có thể làm tăng thêm 20*C cho số kg đồng là:
Q=m.c.\(\Delta\)t=> m=\(\overline{\dfrac{Q}{c.\Delta t}}\)=\(\dfrac{380000}{380.20}\)=500(kg)
Vậy số khối lượng đồng cần tìm là 500kg
Thả 1 con cá nhỏ vào 1 cái chai r dùng đèn cồn đun nc ở miệng chai chẳng bao lâu nc ở miệng chai bắt đầu sôi , hơi nc bốc lên ngùn ngụt , nhưng chú cá nhỏ vẫn tung tăng bơi ở đáy chai. có điều cần chú ý là thí nghiệm này chỉ đc tiến hành trog 1 thời gian ngắn thôi , nếu ko cá của e có thể biến thành các luộc đấy!
Hãy giải thích hiện tượng trên.
bởi vì không khí là một chất dẫn nhiệt kém,nên nước ở miệng chai dù đã bốc hơi nhưng nhiệt độ ở đấy chai vẫn ko thay đổi đáng kể