Bài 6: Tam giác cân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Trương Nguyễn

Cho tg MNP cân tại M có MH là đường phân giác.

a) C/m tg MNH=MPH

b) Gọi G là trọng tâm của tg MNP. c/m 3 điểm M,N,P thẳng hàng

c) Tính HG biết MN=13cm và đoạn NP=10cm

giúp mk giải bài toán này với mai mk kiểm tra rồi!!!khocroi

Hiiiii~
25 tháng 4 2017 lúc 18:59

Câu b đề sai hoàn toàn nha!

Đã ns đến tam giác thì là 3 điểm phân biệt chứ sao lại thẳng hàng đc???nhonhung

Theo mk thì câu hỏi phải như thế này:

b) Gọi G là trọng tâm của tg MNP. c/m 3 điểm M,G,H thẳng hàng.

Kiểm tra lại nha!vui

b) Gọi G là trọng tâm của tg MNP. c/m 3 điểm M,N,P thẳng hàng

b) Gọi G là trọng tâm của tg MNP. c/m 3 điểm M,N,P thẳng hàng

Hiiiii~
25 tháng 4 2017 lúc 19:24

M N P H G a)

Xét tam giác MNH và tam giác MPH, có:

\(\widehat{NMH}=\widehat{PMH}\) (MH là đường phân giác của góc NMP)

MN = MP (Tam giác MNP cân tại M)

MH là cạnh chung

\(\Rightarrow\Delta\)MNH = \(\Delta\)MPH ( c.g.c)

b)

Vì tam giác MNP là tam giác cân

mà MH là đường phân giác của góc NMP

nên MH đồng thời là đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh M

Lại có G là trọng tâm của tam giác MNP, nên G thuộc MH

\(\Rightarrow\) Ba điểm M, G, H thẳng hàng.

c)

Vì MH là đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh M, nên H là trung điểm của NP

\(\Rightarrow NH=HP=\dfrac{1}{2}NP=\dfrac{1}{2}.10=5\left(cm\right)\)

Lại có: MN = MP = 13cm (tam giác MNP cân tại M)

Áp dụng định lý Pitago vào tam giác MHP, có:

\(MP^2=MH^2+HP^2\)

Hay \(13^2=MH^2+5^2\)

\(\Rightarrow MH^2=13^2-5^2=169-25=144\)

\(\Rightarrow MH=\sqrt{144}=12\)

Mà G là trọng tâm của tam giác MNP

\(\Rightarrow HG=\dfrac{1}{3}MH=\dfrac{1}{3}.12=4\left(cm\right)\)

Chúc bạn học tốt!ok


Các câu hỏi tương tự
Phạm Khánh ngọc
Xem chi tiết
DANG THI PHUONG THAO
Xem chi tiết
le tuan linh
Xem chi tiết
bé heo
Xem chi tiết
Xoài Xanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Tân
Xem chi tiết
to minta
Xem chi tiết
Phước Duy Hồ
Xem chi tiết
Cuộc sống tẻ nhạt
Xem chi tiết