Ôn tập cuối năm phần hình học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thiên Kim

Cho tam giác ABC nhọn, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Vẽ \(DM\perp AB\) tại M, \(DN\perp AC\) tại N, \(DK\perp CF\) tại K. CMR: M, K , N thẳng hàng.

Đức Hiếu
27 tháng 8 2017 lúc 7:16

Ôn tập cuối năm phần hình học

Ta có:

\(\widehat{FKM}+\widehat{MKD}+\widehat{DKC}=90^o+90^o=180^o\)

\(\widehat{FKM}=\widehat{NKC}\left(d.d\right)\)

nên \(\widehat{NKC}+\widehat{MKD}+\widehat{DKC}=180^o\)

\(\Rightarrow\widehat{MKN}=180^o\)

Vậy M;K;N thẳng hàng(đpcm)

Chúc bạn học tốt!!!

Bùi Thị Vân
28 tháng 8 2017 lúc 14:26

Mình xin phép dùng hình vẽ trên.
Gọi DK giao với AC tại O.
Ta chứng minh \(\Delta AMN\sim\Delta ACB\) . (Tính chất này mang tính tổng quát cho mọi tam giác ABC).
Thật vậy \(\Delta AMD\sim\Delta ADB\) nên:
\(\dfrac{AM}{AD}=\dfrac{AD}{AB}\Leftrightarrow AM.AB=AD^2\).
Tương tự: \(\Delta AND\sim\Delta ADC\Leftrightarrow AN.AC=AD^2\).
Từ đó ta có:
\(AM.AB=AN.AC\Leftrightarrow\dfrac{AM}{AC}=\dfrac{AN}{AB}\).
Xét \(\Delta AMN\)\(\Delta ACB\) có:
\(\dfrac{AM}{AC}=\dfrac{AN}{AB}\)
Góc A chung
Vì vậy \(\Delta AMN\sim\Delta ACB\left(c.g.c\right)\).
Suy ra: \(\widehat{AMN}=\widehat{ACB}\).
Gọi DK giao với AC tại O.
Chứng minh tương tự như trên ta có:
\(\Delta OKN\sim\Delta OCD\) suy ra \(\widehat{OKN}=\widehat{OCD}=\widehat{ACB}\).
Gọi MN giao DO tại K'. Ta cần chứng minh K và K' trùng nhau.
Dễ thấy K và K' thuộc đoạn MN (do tam giác ABC nhọn).
Do DO // AB (cùng vuông góc CF).
MN cắt hai đường thẳng trên nên : \(\widehat{OK'N}=\widehat{AMN}\).
Suy ra: \(\widehat{OKN}=\widehat{OK'N}\).
Giả sử K và K' không trùng nhau:
Khi đó khồng mất tính tổng quát giả sử K' nằm giữa K và N, ta có hình vẽ sau:
O K K' N
Khi đó: \(\widehat{OKN}=\widehat{OK'N}\) (điều này là vô lý bởi \(\widehat{OK'N}>\widehat{OKN}\) theo tính tính chất góc ngoài của tam giác).
Bỏi vậy K trùng với K'.
Suy ra M, K, N thẳng hàng.

Mỹ Duyên
28 tháng 8 2017 lúc 19:25

Tại sao lại phải lm khó bài toán lên v????? Hình tự vẽ!

Bài làm: Nối EF

- C/m: KN // EF

+) Ta có: DN // BE ( Cùng \(\perp\) AC) \(\Rightarrow\dfrac{CN}{CE}=\dfrac{CD}{BC}\) (1)

+) Ta lại có: DK // BF ( Cùng \(\perp\) CF ) \(\Rightarrow\dfrac{CK}{CF}=\dfrac{CD}{BC}\) (2)

Từ (1); (2) \(\Rightarrow\dfrac{CN}{CE}=\dfrac{CK}{CF}\) \(\Rightarrow\) KN // EF (*)

- C/m: MN // EF

+) Ta có: FH // MD ( Cùng \(\perp\) AB) \(\Rightarrow\dfrac{AF}{AM}=\dfrac{AH}{AD}\) (3)

+) Ta lại có: HE // DN ( Cùng \(\perp\) AC) \(\Rightarrow\dfrac{AE}{AN}=\dfrac{AH}{AD}\) (4)

Từ (3); (4) \(\Rightarrow\dfrac{AF}{AM}=\dfrac{AE}{AN}\) \(\Rightarrow\) EF // MN (**)

Từ (*); (**) \(\Rightarrow\) K, M, N thẳng hàng.

P/s: Bài toán mở rộng: Kẻ DI \(\perp\) BE. C/m: M, I, K, N thẳng hàng


Các câu hỏi tương tự
NGÔ KIM ANH
Xem chi tiết
Hoàng Anh Phúc
Xem chi tiết
hoa hồng
Xem chi tiết
Phú Khánh Hạnh Chi
Xem chi tiết
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Ngân
Xem chi tiết
Linh Khanh
Xem chi tiết
Eira
Xem chi tiết