Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 11
Điểm GP 2
Điểm SP 9

Người theo dõi (3)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta:
-Giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông để mở rộng thị trường và vơ vét tài nguyên..
-Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công rẻ, có nhiều cảng biển sâu...
-Pháp đã có ý định xâm chiếm Việt Nam từ lâu, nhân cơ hội chế đôn phong kiến Vn suy yếu và lấy cơ sang bảo vệ đạo Gia-tô Pháp xâm lược Việt Nam.
2. Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên bởi vì:
-Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, đây là một cảng biển sâu và rộng thuận lợi cho tàu chiến của Pháp hoạt động dễ dàng.
-Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thành công thì Pháp đã tạo cho mình một bàn đạp để tiến lên tấn công Huế.
4. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:
-Khởi nghĩa diễn ra với quy mô lớn, phân bố trên nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình.
-Trình độ tổ chức cao: nghĩa quân được chí thành 15 thứ, mỗi thứ quân có 500 người, được chỉ huy thống nhất.
-Có phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong cách đánh địch, có nhiều trận đánh lớn khiến địch tổn thất nặng nề.
-Khởi nghĩa diễn ra trong thời gian 10 năm(1885-1895).
5. Đề nghị cải cách duy tân không thực hiện được vì:
-Các đề nghị mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội nước ta lúc đó, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội VN là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
-Triều đình bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
6. Tên các sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở Vn cuối thế kỉ XIX là:
-Trần Đình Túc
-Nguyễn Huy Tế
-Đinh Văn Điền
-Viện Thương Bạc
-Nguyễn Trường Tộ....
7. Hoàn cảnh ra đời của trào lưu cai cách Duy tân là:
-Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi Pháp đang ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì chuẩn bị chiếm cả nước ta thì triều đình vẫn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời khiến kinh tế, xã hội nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
-Bộ máy nhà nước mục rỗng,công-nông-thương nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ. Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
-Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn và xuất phát từ lòng yêu nước một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa....của nhà nước phong kiến.
8. Năm 1858 đến năm 1884, triều Nguyễn đã kí với Pháp 4 hiệp ước, đó là:
-Hiệp ước Nhâm Tuất: 5/6/1862
-Hiệp ước Giáp Tuất: 15/2/1874
-HIệp ước Hác Măng: 25/8/1883
-Hiệp ước Pa-tơ-nốt: 6/6/1884.
9. Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất:
-Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 3 tình miền Đong Nam Kì và đảo Côn Lôn.
-Mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt,Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
-Pháp và Tây Ban Nha được tự do truyền đạo Gia-tô.
-Ta phải bồi thường chiến phí 288 vạn lạng bạc.
-Pháp sẽ trả lạ iVinhx Lonh khi nào nhân dân ngừng kháng chiến.
=> Đất nước bị tước chủ quyền dân tộc, nhà Nguyễn muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ.