a) Gọi K là trung điểm của BD
Xét ΔDBC có
K là trung điểm của BD(gt)
M là trung điểm của BC(gt)
Do đó: KM là đường trung bình của ΔDBC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒KM//DC và \(KM=\dfrac{DC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
hay KM//DI
Xét ΔAKM có
I là trung điểm của AM(gt)
ID//KM(cmt)
Do đó: D là trung điểm của AK(Định lí 1 về đường trung bình của tam giác)
⇒AD=DK(hai cạnh tương ứng)
mà \(DK=\dfrac{BD}{2}\)(K là trung điểm của BD)
nên \(AD=\dfrac{1}{2}\cdot BD\)(đpcm)
b) Xét ΔAKM có
D là trung điểm của AK(cmt)
I là trung điểm của AM(gt)
Do đó: DI là đường trung bình của ΔAKM(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒\(DI=\dfrac{KM}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
mà \(KM=\dfrac{DC}{2}\)(cmt)
nên \(DI=\dfrac{DC}{2}:2=\dfrac{1}{4}\cdot DC\)(đpcm)