Ôn tập chương I : Tứ giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngố ngây ngô

Cho tam giác ABC. D là 1 điểm bất kì trên cạnh BC. Vẽ DE song song với AC. DF song song với AB (E thuộc AB, E thuộc AC)
a. Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?
b. gọi I là trung điểm của AD. Chứng minh 3 điểm I, E, F thẳng hàng
c. Nếu tam giác ABC có góc A= 90º thì tứ giác AEDF là hình gì? vì sao?
Khi đó điểm D nằm ở vị trí nào trên cạnh BC để đoạn thẳng EF có độ dài nhỏ nhất?
d. Khi điểm D di chuyển trên cạnh BC thì trung điểm I của AD di chuyển trên đường nào?

Thu Thuỷ Nguyễn
30 tháng 11 2018 lúc 22:09

c , Xét hình bình hành AEDF có

góc A = 90
=> Hình bình hành AEDF là Hình chữ nhật ( dhnb)

Ta có Hình bình hành AEDF là hình chữ nhật (cmt)
=> AD = EF ( t/c )
AD ngắn nhất => D là chân đường vuông góc từ điểm A đến đoạn thẳng BC ( đường vuông góc là đường ngắn nhất)

Vậy để đoạn thẳng EF có độ dài nhỏ nhất thì điểm D phải là chân đường vuông góc từ A đến cạnh BC

Nguyễn Thị Ngọc Thơ
5 tháng 1 2019 lúc 23:49

d, Trên các cạnh AB, AC lần lượt lấy M,N là trung điểm của chúng.

A,B,C cố định \(\Rightarrow\) M,N cố định \(\Rightarrow\) đoạn MN cố định (MN// BC)

\(\Delta ABD\) có: \(\left\{{}\begin{matrix}AM=MB\left(gt\right)\\AI=ID\left(gt\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\) IM là đường trung bình

\(\Rightarrow\) MI// BD hay MI// BC (1)

C/m tương tự: IN là đường trung bình của \(\Delta ACD\)

\(\Rightarrow\) NI// DC hay NI // BC (2)

Từ (1) và (2), theo tiên đề Ơ-clít, qua một điểm nằm ngoài đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với nó

\(\Rightarrow\) I, M,N thẳng hàng \(\Rightarrow\) I nằm trên MN

Vậy khi điểm D di chuyển trên cạnh BC thì trung điểm I của AD di chuyển trên đường trung bình của \(\Delta ABC\)

P/s: Lớp 8 phải làm dài dòng phết, lớp 9 làm quỹ tích cơ -.-

Thu Thuỷ Nguyễn
30 tháng 11 2018 lúc 22:00

a, Ta có DE // AC ( gt)
mà F thuộc AC (gt)

=> ED // AF

Ta có DF // AB (gt)

mà E thuộc AB ( gt )

=> DF //AE
Xét tứ giac AEDF có

ED//AF ( cmt )
DF // AE ( cmt )

=> tứ giác AEDF là hình bình hành ( dhnb)

Thu Thuỷ Nguyễn
30 tháng 11 2018 lúc 22:02

b, Ta có tứ giác AEDF là hình bình hành ( cmt)

mà I là trung điểm của AD (gt)

=> AD giao EF tại I
=> I là trung điểm EF

=> I, E , F thẳng hàng

Ngố ngây ngô
5 tháng 1 2019 lúc 19:51
Ngố ngây ngô
5 tháng 1 2019 lúc 19:51

giúp hộ câu d thôi T^T

Nguyễn Thị Ngọc Thơ
5 tháng 1 2019 lúc 23:40

Câu d là toán quỹ tích ông ạ -.-


Các câu hỏi tương tự
๖ۣۜIKUN
Xem chi tiết
Trần Lê Gia Bảo
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Fancy UvU
Xem chi tiết
Thúy Lê thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Trang
Xem chi tiết
Sơn Minh
Xem chi tiết
Mai Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Raterano
Xem chi tiết