Bài 6: Hệ thức Vi-et và ứng dụng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Trương

Cho phương trình : \(x^2-2mx+m-2=0\) ( 1 )

a. Tìm m để 2 nghiệm \(x_1,x_2\) của phương trình ( 1 ) thỏa mãn : \(\left(1+x_1\right)\left(2-x_2\right)+\left(1+x_2\right)\left(2-x_1\right)=x^2_1+x^2_2+2\)

Nguyen Thi Trinh
3 tháng 6 2017 lúc 11:27

Xét pt (1) có:

\(\Delta=\left(-2m\right)^2-4\left(m-2\right)\)

= \(4m^2-4m+8\)

= \(\left(2m-1\right)^2+7>0\)

\(\Rightarrow\) Pt (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi m

Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=2m\\x_1.x_2=m-2\end{matrix}\right.\)

Theo đề bài ta có:

\(\left(1+x_1\right)\left(2-x_2\right)+\left(1+x_2\right)\left(2-x_1\right)=x_1^2+x_2^2+2\)

\(\Leftrightarrow2-x_2+2x_1-x_1x_2+2-x_1+2x_2-x_1x_2=\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2+2\) \(\Leftrightarrow-\left(x_1+x_2\right)+2\left(x_1+x_2\right)+2-\left(x_1+x_2\right)^2=0\)

\(\Leftrightarrow-\left(x_1+x_2\right)\left[1-2+\left(x_1+x_2\right)\right]+2=0\)

\(\Leftrightarrow-2m\left(2m-1\right)+2=0\)

\(\Leftrightarrow-4m^2+2m+2=0\)

\(\Leftrightarrow\left(m-1\right)\left(2m+1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m-1=0\\2m+1=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m=1\\m=\dfrac{-1}{2}\end{matrix}\right.\)

Vậy để pt (1) có 2 nghiệm \(x_1,x_2\) thỏa mãn \(\left(1+x_1\right)\left(2-x_2\right)+\left(1+x_2\right)\left(2-x_1\right)=x_1^2+x_2^2+2\) thì \(m=1\) hoặc \(m=\dfrac{-1}{2}\)

Mysterious Person
3 tháng 6 2017 lúc 13:18

\(\Delta\)' = m2 - m + 2 = m2 - 2.m.\(\dfrac{1}{2}\) + \(\dfrac{1}{4}\) - \(\dfrac{1}{4}\) + 2 = \(\left(m-\dfrac{1}{2}\right)^2\) + \(\dfrac{7}{4}\) \(\ge\) \(\dfrac{7}{4}\) > 0

\(\Rightarrow\) phương trình luôn có 2 nghiệm \(\forall\)m

áp dụng hệ thức vi ét ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=2m\\x_1.x_2=m-2\end{matrix}\right.\)

(1 + x1)(2 - x2) + (1 + x2)(2 - x1) = x12 + x22 + 2

2 - x2 + 2x1 - x1x2 + 2 - x1 + 2x2 - x1x2 = (x1 + x2)2 - 2x1x2 + 2

= (x1 + x2)2 - (x1 + x2) - 2 = 0

thay vào ta có : (2m)2 - 2m - 2 = 0

4m2 - 2m - 2 = 0 ta có : a + b + c = 4 - 2 - 2 = 0

\(\Rightarrow\) phương trình có 2 nghiệm phân biệt

m1 = 1 ; m2 = \(\dfrac{c}{a}\) = \(-\dfrac{1}{2}\)

vậy m = 1 ; m = \(-\dfrac{1}{2}\) thảo mảng điều kiện bài toán

Ngọc Trương
3 tháng 6 2017 lúc 11:08

Đáp án của mình là :

\(m_1=1;m_2=-\dfrac{1}{2}\)

Mấy bạn nếu thấy sai sửa lại dùm mình nhé, mình cảm ơn !


Các câu hỏi tương tự
Hải Yến Lê
Xem chi tiết
Ngọc Trương
Xem chi tiết
KYAN Gaming
Xem chi tiết
illumina
Xem chi tiết
 Huyền Trang
Xem chi tiết
Lê Hoàng Anh
Xem chi tiết
sky12
Xem chi tiết
khát vọng
Xem chi tiết
ngọc linh
Xem chi tiết